Tin tức Bán nhà 24h - Công ty TNHH Xuân Trường Gia: Tin tức -->

Bạn đang xem: Tin tức

[gia]9.500.000.000đồng[/gia]
[diachi]Quận 3[/diachi]
[dientich]53,8m²[/dientich]
[ketcau]Mặt tiền[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Đường Trần Văng Đang, Phường 9, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 53.7999 m²
Giá/m²: 176,58 triệu/m²
Số phòng ngủ: 3 phòng
Hướng cửa chính: Tây Nam
Số phòng vệ sinh: 4 phòng
Tổng số tầng: 4 tầng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà ngõ, hẻm
Tình trạng nội thất: Nội thất đầy đủ
Chiều ngang: 4.1999 m
Chiều dài: 12.5 m
Diện tích sử dụng: 129.5 m²
Đặc điểm nhà/đất: Nhà DT: 4.0x12.5m (nở hậu, 4.2m).
Nhà Nội thất đẹp, cao cấp, mới với thiết kế 1 trệt, 1 lửng, 2 lầu,1 sân thượng Đúc Có giếng trời thông thoáng.Gồm có 3PN lớn, 4wc. Phòng khách, và nhà bếp rộng rãi.
-Nhà nằm Vị trí toạ lạc gần các tiện ích xã hội như ... trường học, chợ,siêu thị…
-Giao thông thuận tiện đi lại dễ dàng, Sẽ mở đường xe hơi trong năm nay
-Nhà sổ hồng đầy đủ ,Nhà mới xách vali vào ở ngay..
Giá bán: 9.500.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11201






Phường 9 là một phường thuộc Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Diện tích 0,44 km², dân số năm 2021 là 17.768 người, mật độ dân số đạt 40.381 người/km². 
Diện tích: 0,44 km²
Mật độ: 40.381 người/km².
Quận 3 là một quận nội thành nằm ở khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1959, có các địa điểm nổi tiếng như Hồ Con Rùa, Nhà thờ Tân Định, Chợ Bàn Cờ, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
Quận 3 thuộc khu vực Sài Gòn – Bến Nghé trước đây, được Pháp thành lập từ năm 1920 và đến năm 1956 thì trở thành một phần Đô thành Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa.
Lịch sử: Thời Pháp thuộc, Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, ngày 12 tháng 4 năm 1861, chính quyền Pháp thành lập thành phố Sài Gòn, trên địa bàn một số thôn của hai tổng: Bình Trị Thượng và Bình Trị Trung thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Địa giới hành chính lúc đầu của thành phố Sài Gòn chỉ gồm một phần của hai quận: Quận 1 và Quận 3 hiện nay. Tháng 1 năm 1877, Tổng thống Pháp công nhận thành phố Sài Gòn là thành phố loại I, đứng đầu là viên Đốc lý do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm.
Đến tháng 9 năm 1889, thành phố Sài Gòn được chia thành hai quận cảnh sát (arrondissement policier): Quận 1 và Quận 2, đứng đầu mỗi quận cảnh sát là vị Quận trưởng cảnh sát (Commissaire). Tháng 12 năm 1920, lập thêm Quận 3.
Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon ou Région de Saigon - Cholon). Quận 3 thuộc Khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 3 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn.
Thời Việt Nam Cộng hòa
Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, Quận 3 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.
Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia 6 quận đang có thành 8 quận mới: Nhứt, Nhì, 3, Tư, 5, 6, 7 và 8 (trừ 3 quận: Nhứt, Nhì, 3 giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, Quận 3 trùng với địa giới Quận 3 cũ, có 5 phường: Bàn Cờ, Chí Hòa, Đài Chiến Sĩ, Trương Minh Giảng, Yên Đổ.
Năm 1962, Quận 3 giải thể phường Đài Chiến Sĩ; lập mới 6 phường: Cộng Hòa, Cư xá Đô Thành, Hiền Vương, Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản. Như thế lúc này quận có 10 phường.
Năm 1969, tách 2 phường Chí Hòa và Phan Thanh Giản để lập mới quận 10, như thế Quận 3 còn 8 phường.
Năm 1974, lập thêm phường Trần Quang Diệu tại Quận 3. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, Quận 3 gồm 9 phường: Cộng Hòa, Cư xá Đô Thành, Bàn Cờ, Hiền Vương, Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng, Trần Quang Diệu, Trương Minh Giảng, Yên Đổ.
Từ năm 1975 đến nay
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975, thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, Quận 3 thuộc Thành phố Sài Gòn-Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn-Gia Định được sắp xếp lần 2 (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên Quận 3 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 3 có 25 phường và được đánh số từ 1 đến 25.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 3 trở thành quận trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 12 tháng 9 năm 1981, giải thể 3 phường: 2, 4 và 6, địa bàn 3 phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số lượng phường trực thuộc còn 22.
Ngày 26 tháng 8 năm 1982, theo Quyết định số 147-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể 2 phường: 16 và 18, địa bàn 2 phường giải thể để sáp nhập vào các phường kế cận với số phường trực thuộc còn 20:
Giải thể Phường 16 để sáp nhập vào Phường 15 và Phường 17.
Giải thể Phường 18 để sáp nhập vào Phường 21.
Ngày 17 tháng 9 năm 1988, ngoài phường 1 và phường 3 không thay đổi, giải thể 18 phường còn lại và thay thế bằng 12 phường mang tên số mới: 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó, sáp nhập Phường 6, Phường 7 và Phường 8 thành phường Võ Thị Sáu.

[/tintuc]

[gia]27.000.000.000đồng[/gia]
[diachi]Bình Thạnh[/diachi]
[dientich]75m²[/dientich]
[ketcau]Mặt tiền[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Tân Cảng, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 75 m²
Giá/m²: 360 triệu/m²
Số phòng ngủ: 3 phòng
Hướng cửa chính: Tây
Số phòng vệ sinh: 4 phòng
Tổng số tầng: 3 tầng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà mặt phố, mặt tiền
Tình trạng nội thất: Nội thất đầy đủ
Chiều ngang: 5 m
Chiều dài: 15 m
Diện tích sử dụng: 225 m²
Đặc điểm nhà/đất: Hẻm xe hơi.
Kết cấu: 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 3 phòng ngủ, 4wc, 1 sân sau phơi đồ, trồng cây.
Thiết bị: 2 máy lạnh ở 2 phòng ngủ, 2 máy nước nóng ở 2 nhà vệ sinh trong phòng ngủ tầng 1, 1 bồn chứa nước trên nóc nhà + 1 bơm. Điện nước đầy đủ theo giá nhà nước.
Tiện ích: Gần chợ văn thánh (đi bộ 5ph), cách Pearl Plaza 5ph đi bộ, cách Landmark 81 500m đi xe máy, cách Q1 chỉ 10 phút đi xe máy; đường Tân Cảng 2 chiều xe hơi tránh nhau và xe tải được phép đi vào.
Khu vực an ninh (đầu đường có công an phường 25), gần có công viên cây xanh; cách trạm Depot tàu lửa trên không 5 phút đi bộ...
Giá bán: 27.000.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11200





Phường 25 là một phường thuộc quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Phường 25 có diện tích 1,84 km², dân số năm 2021 là 41.361 người, mật độ dân số đạt 22.478 người/km².
Bình Thạnh là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tên gọi Bình Thạnh ngày nay dựa trên sự sáp nhập của 2 xã của quận Gò Vấp sau năm 1975 là Bình Hòa Xã và Thạnh Mỹ Tây.
Quận có nhiều địa điểm nổi tiếng như Landmark 81, Lăng Ông (Bà Chiểu), Chợ Bà Chiểu, Bờ kè Thanh Đa, Khu du lịch Bình Qưới.
Địa lý: Quận Bình Thạnh nằm về phía bắc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thành phố Thủ Đức với ranh giới là sông Sài Gòn
Phía tây giáp quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp
Phía nam giáp Quận 1 với ranh giới là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Phía bắc giáp thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và Quận 12 (qua sông Vàm Thuật).
Quận có diện tích 20,78 km², dân số năm 2019 là 499.164 người, mật độ dân số đạt 24.021 người/km².
Ngoài sông Sài Gòn, trên địa bàn quận Bình Thạnh còn nhiều kênh rạch lớn nhỏ như: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực, thông thương với các địa phương khác.
Dân số: Dân số là 490.380 người (2017), gồm 21 dân tộc, đa số là người Kinh. Mật độ dân số đạt 22.370 người/km².
Lịch sử: Địa bàn quận Bình Thạnh ngày nay, gần tương ứng với vùng đất của 5 thôn: Bình Hòa, Bình Lợi Trung, Thanh Đa, Phú Mỹ và Bình Quới Tây, thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An, được Trịnh Hoài Đức ghi nhận trong danh sách các xã thôn trong Gia Định thành thông chí.
Năm 1836, tổng Bình Trị được tách làm 3 tổng mới: Bình Trị Thượng, Bình Trị Trung và Bình Trị Hạ. Các thôn Bình Lợi Trung, Thạnh Đa, Phú Mỹ và Bình Quới Tây thuộc về tổng Bình Trị Thượng, còn thôn Bình Hòa thuộc về tổng Bình Trị Hạ, đều thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.
Kinh tế: Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây, bên cạnh chăn nuôi và đánh cá.
Dưới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo. Tuy nhiên, do ở vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng lại ở trung tâm tỉnh lỵ Gia Định nên thủ công nghiệp, thương nghiệp lại có điều kiện phát triển và mở mang, đã xuất hiện một số cơ sở công nghiệp nhỏ.
Trong thập niên 1960, kinh tế Bình Hoà–Thạnh Mỹ Tây chưa có sự thay đổi. Đến thập niên 1970, các nhà tư bản trong và ngoài nước đã có đầu tư, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Vì thế, trong 5 năm trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể. Nông nghiệp tụt hậu do đất đai bị thu hẹp để xây dựng nhà cửa và thương nghiệp phát triển tăng vọt nhằm phục vụ cho một số lượng đông dân cư do quá trình đô thị hoá và quân sự hoá cưỡng chế.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch. Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận.
Hiện nay trên địa bàn quận Bình Thạnh đã hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Đại Phúc River View, khu đô thị Bình Thạnh City Garden, khu đô thị Vinhomes Central Park,...
Cao ốc Landmark 81 cao nhất Thành phố và Việt Nam nằm trong khu đô thị Vinhomes Central Park, quận Bình Thạnh.
Văn hóa: Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành ngày nay. Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp. Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại. Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt của thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa.

[/tintuc]

[gia]11.500.000.000đồng[/gia]
[diachi]Nhà Bè[/diachi]
[dientich]80,2m²[/dientich]
[ketcau]Mặt tiền[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Lê Văn Lương, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 80,2 m²
Giá/m²: 143,75 triệu/m²
Số phòng ngủ: 4 phòng
Hướng cửa chính: Bắc
Tên phân khu: đường số 4
Số phòng vệ sinh: 4 phòng
Tổng số tầng: 3 tầng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà phố liền kề
Tình trạng nội thất: Nội thất cao cấp
Chiều ngang: 8.1997 m
Chiều dài: 10 m
Diện tích sử dụng: 250 m²
Đặc điểm nhà/đất: Hẻm xe hơi.
Nhà chính chủ xây để ở, ko xây kinh doanh, xem nhà như hình. Dọn vali vào ở, để hết đồ full nội thất kim khí điện máy cao cap như đồ vệ sinh kohler + may lạnh âm trần + salon giuong tủ cao cấp.
 Nhà phố full nội thất cao cấp, 3 tầng và 3 phòng ngủ lớn + 1 phong làm việc + 4 full bath room. Có gara xe ôtô vào nhà và sân vườn sau 2 mét. Full nội thất bao gồm: tv 65 oled, 2 may lạnh 1.5 ngựa, 1 may lanh phong khách âm trần 3 ngựa + giường tủ + salon da + bàn an + bếp máy hút mùi+ vệ sinh Kohler full 4 bathroom...
Giá bán: 11.500.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11199








Xã được thành lập vào năm 1975 trên cơ sở hợp nhất 2 xã Phước Long Đông và Long Kiểng cũ. Xã Phước Kiển có diện tích 15,04 km², dân số năm 2021 là 60.898 người, mật độ dân số đạt 4.049 người/km².
Huyện Nhà Bè nằm ở phía đông nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km. Huyện có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Nhà Bè) và huyện Cần Giờ (qua sông Soài Rạp)
Phía tây giáp huyện Bình Chánh
Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và huyện Cần Giờ
Phía bắc giáp Quận 7.
Huyện có diện tích 100,43 km², dân số là 206.837 người, mật độ dân số đạt 2.060 người/km².
Huyện Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với rừng Sác. Ở phía tây huyện Nhà Bè, con kênh Cây Khô nằm trên tuyến đường thủy từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà Bè còn được xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược.
Do ở gần cửa sông, tiếp giáp với biển, nên nguồn nước ngọt dành cho sinh hoạt và sản xuất của huyện rất khan hiếm, vào mùa khô thường xuyên thiếu nước. Ngoài ra, những năm gần đây hiện tượng sạt lở đất đai xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.
Kinh tếKinh tế: Huyện được xác định là phát triển theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm đầu thế kỷ XXI, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Nhà Bè.
Hiện nay trên địa bàn huyện Nhà Bè đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Làng Đại học ABC, khu đô thị The Star Village, khu đô thị GS Metrocity, khu đô thị The Sun City Phước Kiển, khu đô thị Garden Park, khu đô thị Nam Sài Gòn Riverside, khu đô thị Phú Gia Cotex, khu đô thị Nhà Bè Dragon City...
Lịch sử: Mùa xuân năm 1698, Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh được Võ Vương Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam kinh lược kể từ thời điểm này, các thôn ấp ở Nhà Bè chính thức trở thành đơn vị hành chính thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn.
“Lấy đất Đồng Nai đặt làm phủ Gia Định…, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn”
Một đoạn sông tại huyện Nhà Bè
Vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, Tên gọi Nhà Bè xuất hiện, khi công cuộc khẩn hoang được các Chúa Nguyễn đẩy mạnh với quy mô lớn. Nhiều cư dân đàng ngoài xuôi thuyền vào tới sông Soài Rạp gặp dòng nước ngược nên đã kết bè trên sông, làm nơi nấu nướng, sinh hoạt cho cả đoàn thuyền. Lòng thuyền chật hẹp nấu nướng khó khăn nên có một người tên Võ Thủ Hoằng đã nảy ra sáng kiến cho đốn tre kết làm bè neo trên sông, làm nơi nấu nướng, sinh hoạt cho cả đoàn thuyền. Về sau, nhiều người cũng kết thành hai ba chục chiếc bè làm chỗ buôn bán, trao đổi hàng hoá. Khoảng sông này ngày càng tấp nập đông vui và địa danh Nhà Bè được ra đời.

[/tintuc]

[gia]13.500.000.000đồng[/gia]
[diachi]Tân Phú[/diachi]
[dientich]70m²[/dientich]
[ketcau]Mặt tiền[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Nguyễn Thế Truyện, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 70 m²
Giá/ m²: 192,86 triệu/m²
Số phòng ngủ: 3 phòng
Số phòng vệ sinh: 2 phòng
Tổng số tầng: 2 tầng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà mặt phố, mặt tiền.
Vị trí: mặt tiền đẹp khu vip. Phù hợp kinh doanh, ở, làm dịch vụ (spa, salon, shop).
- Mặt tiền đường 30m; 2 lane có công viên. Khu vực sầm uất, an ninh, gần ủy ban Quận, Công an phường, trường học thông các trục đường chính của quận Tân Phú. Kinh doanh ngày đêm...
Giá bán: 13.500.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11198




Phường Tân Sơn Nhì nằm ở phía bắc quận Tân Phú, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp quận Tân Bình
Phía tây giáp phường Tân Quý
Phía nam giáp phường Tân Thành
Phía bắc giáp các phường Sơn Kỳ và Tây Thạnh.
Phường có diện tích 1,13 km², dân số năm 2021 là 42.327 người, mật độ dân số đạt 37.457 người/km².
Quận Tân Phú thuộc phía bắc trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp quận Tân Bình
Phía tây giáp quận Bình Tân
Phía nam giáp Quận 6 và Quận 11
Phía bắc giáp Quận 12.
Quận có diện tích 15,97 km², dân số năm 2019 là 485.348 người, mật độ dân số đạt 30.391 người/km².
Địa danh Tân Phú được hình thành cách đây hơn 50 năm, khi đó Tân Phú là một xã thuộc quận Tân Bình, tỉnh Gia Định. Xã Tân Phú được thành lập từ phần đất cắt ra của hai xã: Tân Sơn Nhì và Phú Thọ Hòa cùng quận. Quận Tân Bình khi đó gồm các xã: Bình Hưng Hòa, Phú Nhuận, Phú Thọ Hòa, Tân Phú, Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhì, Vĩnh Lộc.
Sau năm 1975, quận Tân Bình giải thể, 2 xã Bình Hưng Hòa và Vĩnh Lộc được giao cho huyện Bình Chánh quản lý. Địa bàn 05 xã còn lại được chia thành 03 quận mới trực thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định trên cơ sở nâng cấp các xã cũ. Trong đó, quận Tân Sơn Nhì được thành lập trên cơ sở 3 xã: Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa và Tân Phú cũ.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai. Theo đó, tái lập quận Tân Bình trên cơ sở sáp nhập hai quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì.
Ngày 05 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính quận Tân Bình để thành lập quận Tân Phú và các phường trực thuộc, điều chỉnh địa giới hành chính một số phường thuộc quận Tân Bình. Theo đó:
Thành lập quận Tân Phú trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường 16, 17, 18, 19, 20; 110,23 ha diện tích tự nhiên và 23.590 nhân khẩu của phường 14; 356,73 ha diện tích tự nhiên và 26.414 nhân khẩu của phường 15 thuộc quận Tân Bình. Quận Tân Phú có 1.606,98 ha diện tích tự nhiên và 310.876 nhân khẩu.
Thành lập các phường thuộc quận Tân Phú:
Thành lập phường Tân Sơn Nhì trên cơ sở:
102,63 ha diện tích tự nhiên và 22.418 nhân khẩu của phường 14
2,63 ha diện tích tự nhiên và 464 nhân khẩu của phường 16
7,56 ha diện tích tự nhiên và 2.430 nhân khẩu của phường 17.
Phường Tân Sơn Nhì có 112,82 ha diện tích tự nhiên và 25.312 nhân khẩu.
Thành lập phường Tây Thạnh trên cơ sở 356,73 ha diện tích tự nhiên và 26.414 nhân khẩu của phường 15.
Thành lập phường Sơn Kỳ trên cơ sở 212 ha diện tích tự nhiên và 18.812 nhân khẩu của phường 16.
Thành lập phường Tân Quý trên cơ sở:
4,33 ha diện tích tự nhiên và 679 nhân khẩu của phường 14
174,16 ha diện tích tự nhiên và 41.764 nhân khẩu của phường 16.
Phường Tân Quý có 178,49 ha diện tích tự nhiên và 42.443 nhân khẩu.
Thành lập phường Tân Thành trên cơ sở:
3,27 ha diện tích tự nhiên và 493 nhân khẩu của phường 14
1,27 ha diện tích tự nhiên và 328 nhân khẩu của phường 16
94,95 ha diện tích tự nhiên và 28.994 nhân khẩu của phường 17.
Phường Tân Thành có 99,49 ha diện tích tự nhiên và 29.815 nhân khẩu.
Thành lập phường Phú Thọ Hòa trên cơ sở 123,22 ha diện tích tự nhiên và 31.461 nhân khẩu của phường 18.
Thành lập phường Phú Thạnh trên cơ sở 114 ha diện tích tự nhiên và 28.847 nhân khẩu của phường 18.
Thành lập phường Phú Trung trên cơ sở 89,65 ha diện tích tự nhiên và 38.397 nhân khẩu của phường 19.
Thành lập phường Hoà Thạnh trên cơ sở 93,08 ha diện tích tự nhiên và 21.278 nhân khẩu của phường 19.
Thành lập phường Hiệp Tân trên cơ sở 112,90 ha diện tích tự nhiên và 21.968 nhân khẩu của phường 20.
Thành lập phường Tân Thới Hòa trên cơ sở 114,60 ha diện tích tự nhiên và 26.129 nhân khẩu của phường 20.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận Tân Phú và các phường trực thuộc, quận Tân Phú có 1.606,98 ha diện tích tự nhiên và 310.876 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân và Tân Thới Hòa.
Kinh tế: Năm 2007, giá trị sản xuất Công nghiệp toàn quận thực hiện 4.404,31 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2006 tăng 25,58%. Doanh thu thương mại và Dịch vụ đạt 9.946,11 tỷ đồng, tăng 29,04% so cùng kỳ năm 2006. Ngoài ra, thuế công thương nghiệp là 210,4 tỷ đạt 91,48% kế hoạch tăng 31,17% so với cùng kỳ.
Hiện nay quận đã hình thành đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại và nhiều siêu thị như AEON, Co.op Mart Thắng Lợi, Co.op Mart Vikamex, Bách Hóa Xanh,... và các chung cư cao tầng kết hợp với kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Trên địa bàn quận có Khu công nghiệp Tân Bình, tại phường Tây Thạnh.


[/tintuc]

[gia]9.600.000.000đồng[/gia]
[diachi]Tân Bình[/diachi]
[dientich]53m²[/dientich]
[ketcau]Mặt hẻm[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Phạm Văn Bạch, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 53 m²
Giá/ m²: 181,13 triệu/m²
Số phòng ngủ: 4 phòng
Hướng cửa chính: Đông Nam
Số phòng vệ sinh: 3 phòng
Tổng số tầng: 3
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà phố liền kề
Tình trạng nội thất: Nội thất cao cấp
Chiều ngang: 4 m
Chiều dài: 13.3 m
Diện tích sử dụng: 153 m²
Đặc điểm nhà/đất: Hẻm xe hơi,Nở hậu.
Vị trí: gần ga metro, cách ngã 3 Phạm Văn Bạch + Trường Chinh 200m. Xung quanh có đầy đủ tiện ích như Chợ, Siêu thị, Trạm y tế P.15, Uỷ Ban Phường, Trường tiểu học, Mầm non...
Hẻm nhựa rộng đẹp, an ninh, sạch sẽ, 2 xe hơi tránh nhau. Khu nhà lầu toàn dân tri thức, sống hoà đồng tình cảm.
Giá bán: 9.600.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11197





Phường 15 nằm ở phía bắc quận Tân Bình, có vị trí địa lý:
Phía đông và phía bắc giáp Phường 3, Phường 10, Phường 11, Phường 8, Phường 12, quận Gò Vấp
Phía tây giáp phường Tây Thạnh, quận Tân Phú và phường Đông Hưng Thuận, Quận 12
Phía nam giáp Phường 2, Phường 4, Phường 12 và Phường 13.
Phường có diện tích 10,13 km², dân số năm 2021 là 65.699 người, mật độ dân số đạt 6.485 người/km².
Quận Tân Bình thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp quận Phú Nhuận và Quận 3
Phía tây giáp quận Tân Phú với ranh giới là các tuyến đường Trường Chinh và Âu Cơ
Phía nam giáp Quận 10 (với ranh giới là đường Bắc Hải) và Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Thiên Phước, Nguyễn Thị Nhỏ và Âu Cơ)
Phía bắc giáp Quận 12 (với ranh giới là kênh Tham Lương) và quận Gò Vấp.
Quận có diện tích 22,43 km², dân số năm 2019 là 474.792 người, mật độ dân số đạt 21.168 người/km².
Lịch sử: Quận Tân Bình được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập vào năm 1957, là một quận thuộc tỉnh Gia Định lúc bấy giờ. Tuy nhiên, địa danh Tân Bình đã xuất hiện tại Nam Bộ cách đây hơn 300 năm, dưới thời chúa Nguyễn.
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn - Gia Định, quận Tân Bình cũ bị giải thể. Các xã Vĩnh Lộc và Bình Hưng Hòa được giao cho huyện Bình Chánh quản lý (nay là các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, một phần xã Phạm Văn Hai của huyện Bình Chánh và các phường Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B của quận Bình Tân). Địa bàn 05 xã còn lại được chia thành 03 quận mới trực thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định trên cơ sở nâng cấp các xã cũ: quận Phú Nhuận (xã Phú Nhuận cũ), quận Tân Sơn Hòa (xã Tân Sơn Hòa cũ), quận Tân Sơn Nhì (bao gồm 3 xã: Tân Sơn Nhì, Tân Phú và Phú Thọ Hòa cũ).
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận Phú Nhuận, đồng thời giải thể các quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì để tái lập quận Tân Bình. Như vậy, quận Tân Bình được tái lập trên cơ sở sáp nhập quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì cũ, là quận có diện tích lớn nhất thành phố khi đó.
Ngoài ra, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận Tân Bình có 28 phường, đánh số từ 1 đến 28.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Tân Bình trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.


[/tintuc]

[gia]15.900.000.000đồng[/gia]
[diachi]Quận 6[/diachi]
[dientich]90m²[/dientich]
[ketcau]Mặt tiền[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Mặt tiền An Dương Vương, Phường 10, Quận 6, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 90 m²
Giá/m²: 176,67 triệu/m²
Số phòng ngủ: 4 phòng
Hướng cửa chính: Nam
Số phòng vệ sinh: 4 phòng
Tổng số tầng: 4 tầng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà mặt phố, mặt tiền
Tình trạng nội thất: Nội thất cao cấp
Chiều ngang: 4.5 m
Chiều dài: 20 m
Diện tích sử dụng: 250 m².
Bao gồm: Phòng Khách, Phòng Ăn, 2 phòng ngủ thường và 1 phòng ngủ Master, 1 phòng giải trí Karaoke sức chứa trên 20 người, 3 toilet thường và 1 Toilet Master. Nhà xe, kho, sân vườn. Kết cấu 1 trệt + 3 lầu.
Giá bán: 15.900.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11196





Phường 10 là một phường thuộc Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Phường 10 có diện tích 1,55 km², dân số năm 2021 là 25.165 người, mật độ dân số đạt 16.235 người/km².
Quận 6 thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp Quận 5 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn
Phía tây giáp quận Bình Tân với ranh giới là đường An Dương Vương
Phía nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa
Phía bắc giáp Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng, Tân Hóa) và quận Tân Phú.
Quận 6 có tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm 0,34% diện tích tự nhiên của toàn thành phố. Dân số tính đến ngày 01/4/2019 của Quận 6 là 233.561 người (thời điểm Tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2011), mật độ dân số bình quân 32.720 người/km2, trong đó nữ chiếm 52,71%. Địa bàn Quận 6 được chia thành 14 phường (Phường 01 – Phường 14 với 74 khu phố và 841 tổ dân phố); thành phần dân tộc, người Kinh chiếm 74,72%, người Hoa chiếm 24,64%, còn lại là người Chăm, Khơ - me, Tày, Nùng…Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp” đã được Đảng bộ Quận 6 xác định từ nhiệm kỳ VII (1996-2000), qua đó đã tạo sự chuyển biến rõ nét, tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2015-2020.
Lịch sử: Năm 1874, Pháp đổi tên hạt Tham biện thành Địa hạt. Năm 1876, Pháp xoá bỏ lục tỉnh mà phân chia thành bốn khu vực mang tính quân sự, trong đó vùng quận 6 thuộc khu vực Sài Gòn.
Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon ou Région de Saigon - Cholon).
Ngày 22 tháng 9 năm 1941, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập thêm quận 6. Quận 6 khi đó thuộc khu vực thành phố Sài Gòn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới quận 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 6 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn.
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 6 (quận Sáu) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận 6 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 6 bao gồm 20 phường và đánh số từ 1 đến 20.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 6 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 52-CP của Hội đồng Chính phủ về việc giải thể 3 phường: 3, 11 và 15, địa bàn 3 phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số lượng phường trực thuộc còn 17:
Giải thể phường 3 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào các phường 1, 4 và 6
Giải thể phường 11 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào các phường 5, 10 và 12
Giải thể phường 15 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào các phường 14, 16 và 17
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể 17 phường hiện hữu để thay thế bằng 14 phường mới và đánh số từ 1 đến 14 với sự phân chia đơn vị hành chính và giữ ổn định cho đến ngày nay:
Sáp nhập một phần phường 16 cũ, một phần phường 17 cũ và phường 14 cũ thành phường 1.
Sáp nhập một phần của phường 6 cũ với một phần của phường 1 cũ thành phường 2.
Sáp nhập một phần phường 16 cũ với một phần phường 19 cũ thành phường 3.
Đổi tên phường 17 cũ (phần còn lại) thành phường 4.
Sáp nhập một phần của phường 1 cũ với phường 4 cũ thành phường 5.
Sáp nhập một phần của phường 6 cũ với phường 2 cũ thành phường 6.
Sáp nhập một phần phường 19 cũ với phường 20 cũ thành phường 7.
Sáp nhập một phần phường 20 cũ với phường 18 cũ thành phường 8.
Sáp nhập một phần phường 10 cũ với phường 9 cũ thành phường 9.
Đổi tên phường 13 cũ thành phường 10.
Sáp nhập một phần phường 12 cũ với phường 5 cũ thành phường 11.
Sáp nhập một phần phường 10 cũ với phần còn lại của phường 12 thành phường 12.
Đổi tên phường 7 cũ thành phường 13.
Đổi tên phường 18 cũ thành phường 14.
[/tintuc]

[gia]26.700.000.000đồng[/gia]
[diachi]Bình Tân[/diachi]
[dientich]325,5m²[/dientich]
[ketcau]Mặt tiền[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Mặt tiền Đường Tỉnh Lộ 10, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 325.5 m²
Giá/m²: 82,03 triệu/m²
Số phòng ngủ: nhiều hơn 10 phòng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà ngõ, hẻm
Chiều ngang: 9.3 m
Chiều dài: 35 m
Đặc điểm nhà/đất: Nở hậu.
Hiện đang cho thuê 20 phòng trọ (Thu nhập ổn định mỗi tháng, luôn cho thuê hết phòng).
Mặt tiền nhà là mặt tiền đường số 50 và 57 như hình, khu vực dân cư đông đúc, an ninh, giao thông rất thuận tiện, xung quanh còn có nhiều tiện ích như trường tiểu học, chợ, Bách Hóa Xanh, VinSmart, KCN, TTTM Aeon Mall Bình Tân, trường học các cấp, trung tâm anh ngữ quốc tế, rất thuận tiện cho các sinh hoạt hằng ngày.
Giá bán: 26.700.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11195



Phường Tân Tạo nằm ở phía tây quận Bình Tân, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp phường Bình Trị Đông B
Phía tây giáp huyện Bình Chánh
Phía nam giáp phường Tân Tạo A
Phía bắc giáp phường Bình Trị Đông A.
Phường có diện tích 5,06 km², dân số năm 2021 là 76.343 người, mật độ dân số đạt 15.087 người/km².
Quận Bình Tân được thành lập vào ngày 5 tháng 11 năm 2003 trên cơ sở tách 3 xã: Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Đây là quận đông dân nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là quận đông dân nhất trong số các quận thuộc các thành phố trực thuộc trung ương với dân số gần 800.000 dân, tương đương với một tỉnh.
Địa lý: Quận Bình Tân là một trong hai quận có diện tích lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là quận đông dân nhất thành phố, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp quận Tân Phú và Quận 6
Phía tây giáp huyện Bình Chánh
Phía nam giáp Quận 8 và huyện Bình Chánh
Phía bắc giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn.
Quận có diện tích 52,02 km², dân số là 784.173 người, mật độ dân số đạt 15.074 người/km².
Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng đông bắc tây nam, được chia làm hai vùng là vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3 - 4m, độ dốc 0 – 4 m tập trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hoà. Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm phường Tân Tạo và phường An Lạc.
Văn hóa & Xã hội: Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn lại là các dân tộc Khmer, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài…. Tôn giáo có Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo… trong đó Phật giáo chiếm 27,26% trong tổng số dân có theo đạo.
Kinh tế: Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, có Quốc lộ 1 chạy ngang qua vành ngoài của thành phố. ngoài ra còn có tuyến đường Hồng Bàng và Hùng Vương đi các quận nội thành. Đồng thời Bến xe Miền Tây là bến xe chính đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Quận Bình Tân có tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh, hầu như các phường không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế xã hội của quận phát triển nhanh theo hướng đô thị. Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Văn phòng BQL đặt tại phường Bình Hưng Hoà). Riêng khu công nghiệp giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất giày da, diện tích 58 ha.
Bình Tân còn có Đường Tên Lửa là trục xương sống nối giữa Tỉnh lộ 10 với đường Kinh Dương Vương, giáp ranh các xã Tân Tạo, Bình Trị Đông và thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh cũ (nay là quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh).
Hạ tầng: Hiện nay trên địa bàn quận Bình Tân đã và đang hình thành một số khu siêu đô thị mới như khu đô thị Ehome 3, GoHome Dream Residence, khu đô thị Smile Home, khu đô thị Tên Lửa Residence, khu đô thị Welife City, khu đô thị Akari City, khu đô thị Aio City,...
[/tintuc]