Kiến trúc Bán nhà 24h - Công ty TNHH Xuân Trường Gia: Kiến trúc -->

Bạn đang xem: Kiến trúc

 [gia]không đồng[/gia]

[diachi]Việt Nam[/diachi]
[dientich]Năm 2023[/dientich]
[ketcau]Huyền không phi tinh[/ketcau]
[ketcau]Phương Pháp Vận Dụng Hóa Giải[/ketcau]
[tintuc]
Trong Phong thủy, mỗi năm, 9 phi tinh tọa lạc trong 9 phương mang ý nghĩa đặc biệt với ngôi nhà và Vận trạch của gia chủ.
PHI TINH NĂM QUÝ MÃO (2023)
Một số cát tinh mang lại vận may và một số khác (hung tinh) lại mang vận rủi vào từng phương vị, ảnh hưởng lớn tới vận cát, hung của gia chủ.
Hãy đặc biệt quan tâm vào phòng ngủ, phòng khách, văn phòng và hướng nhà của bạn nếu 1 trong 4 phương vị này có hung tinh bay tới.
Theo Lưu niên của 9 ngôi sao (Huyền không phi tinh theo năm).
Năm nay sao Chủ quản là sao Tứ Lục (số 4) sẽ đóng ở trung cung, thời điểm bắt đầu sang năm mới vào lúc 10h42’ sáng, ngày 04/02/2023 dương lịch, nhằm ngày 14/01/âm lịch của năm Quý Mão, đây là ngày “Lập xuân”, là ngày đầu năm mới của năm Quý Mão (Theo tiết khí).
Phong thuỷ tháng 2/2023
{Chú ý thêm: Nếu em bé nào sinh từ ngày, giờ này trở đi (10h42’ sáng ngày 04/02/2023 dương lịch, nhằm ngày 14/01/âm lịch của năm Quý Mão), mới là tuổi Quý Mão, còn em bé nào sinh từ ngày mùng 1 Tết, đến 10h41’ sáng của ngày mùng 14 tháng 1 âm lịch của năm Quý Mão, vẫn còn tuổi Nhâm Dần, mặc dù đã sinh từ ngày mùng 1 Tết đến ngày 14/01/âm lịch của năm Quý Mão, cần phải biết chính xác như vậy để sau này xem về Tử vi, hôn nhân và phong thủy cho em bé khỏi bị nhầm lẫn mà mang họa cho em bé}.
Năm Quý Mão (2023) 9 ngôi sao sẽ di chuyển đến 8 hướng như sau:
1- Tây Nam – Nhất Bạch (Thủy) – cát tinh chủ về nhân duyên, tài phú.
Năm Quý Mão (2023): Nhất Bạch Tham Lang Tinh bay vào phương Tây Nam thuộc hành Thổ, Tham Lang là một trong ba sao cát tinh, chủ về Danh Lợi, Thăng Tiến, Văn Quý, Nhân Hòa, Tài Phú, Cảm Tình cùng Đào Hoa.
Năm nay là Cung Tinh tương khắc (Thổ-Thủy), nếu bố trí hợp lý thì trong nhà có nhiều việc vui vẻ, âm dương chính phối, phụ nữ thường sinh con trai, được cả phú quý, đại lợi tiền tài.
Nếu bố cục không thích đáng, tất dễ phạm vào phong thấp tâm bệnh, vợ chồng trái mắt, huynh muội bất hòa, trung phòng bại lạc, mắt mờ tai điếc.
Phương Pháp Vận Dụng Hóa Giải:
– Ở tại phương này của ngôi nhà, của công ty, của cửa hàng, của văn phòng, của phòng ngủ, của phòng khách, nên đặt tượng Rồng bằng đồng, Mã thượng phong hầu bằng đồng, hoặc Hồ lô bằng đồng, Đèn ngũ hành bằng đồng, Lệnh Bài Trấn Trạch Cát tinh cao chiếu bằng đồng, Chuông gió bằng nhôm hoặc bằng đồng, hoặc Tỳ Hưu, Kỳ Lân, Thiềm Thừ, Long Quy bằng đồng, Tháp Văn Xương bằng đồng, quả cầu phong thủy bằng Thạch anh màu trắng, Đĩa thất tinh màu trắng, Tháp Văn Xương màu trắng, Tỳ Hưu màu trắng, Khỉ màu trắng, màu vàng kim, Dê màu trắng, màu vàng kim, để Thổ (Tây Nam) sinh Kim, và Kim sinh Thủy (Nhất bạch), ngũ hành tương sinh, để tăng cường cát khí, để tăng cơ hội thành công về nghề nghiệp, đại lợi tiền tài, được cả phú quý. Hoặc đặt tượng hoa Mẫu đơn và đôi uyên ương màu trắng, màu vàng kim, để tìm kiếm nửa kia của mình (nếu còn độc thân).
2- Chánh Đông – Nhị Hắc (Thổ) – hung tinh chủ về bệnh tật, đau ốm.
Năm Quý Mão (2023): Nhị Hắc Bệnh Phù Tinh bay vào phương vị Chánh Đông, sao này chủ bệnh tật đau đớn, da thịt đau nhức xương cốt nhức mỏi, huyết quang, không nên coi thường.
Chỗ Bệnh Phù Tinh đến ắt nên hạn chế động thổ, cũng không nên bày bể cá, chậu cảnh, cây cối và thảm đỏ, nếu không tất là khiến Bệnh Phù Tinh càng thêm hung hãn mà khiến thương vong hoặc quan tư.
Năm nay Cung Tinh tương khắc (Mộc-Thổ), do sao Nhị Hắc bị tương khắc với phương vị Chánh Đông thuộc Mộc, nên sao Nhị Hắc hung lại càng thêm hung, tăng thêm phần hung dữ của Nhị Hắc Bệnh Phù Tinh, nếu bố trí sai đi, dễ bị cảm nhiễm bệnh tật hoặc đột phát sức khỏe suy giảm, thậm chí có mổ xẻ, huyết quang, tài vận suy sụp, ác phụ khắc phu, trung nam mất sớm, quả phụ đương gia, nhiều bệnh về dạ dày tỳ vị, phu thê tình bạc, phụ tranh phu quyền, dễ bị bệnh dạ dày, không thể không phòng.
Nếu bố trí thích đáng tất chủ văn chức, có giàu về địa sản, gia vượng đinh thịnh, con trai cả mạnh khỏe. Nếu cửa lớn, cửa phòng thuộc hướng Đông, đều chủ dễ bị cảm nhiễm bệnh tật hoặc đột phát sức khỏe suy giảm, thậm chí có mổ xẻ, huyết quang, tài vận suy sụp.
Năm 2023, sao Nhị Hắc nhập phương Đông, khu vực này không nên bài trí vật dụng mang hành Thổ hoặc Hỏa (vật liệu đá, gốm, sứ, nhựa, pha lê; màu vàng, nâu, đỏ, hồng… mà nên bài trí vật dụng, đặc biệt là các vật phẩm phong thủy mang hành Kim (kim loại, màu trắng), vì Thổ sẽ suy yếu do phải sinh cho Kim, thì có thể gặp hung hóa cát.
Phương Pháp Vận Dụng Hóa Giải:
– Ở tại phương này của ngôi nhà, của công ty, của cửa hàng, của văn phòng, của phòng ngủ, của phòng khách, có thể đặt một vật thuộc Kim để hóa giải như: Chuông gió bằng nhôm hoặc bằng đồng, Hồ Lô đồng, Đèn ngũ hành bằng đồng, Lệnh Bài Trấn Trạch Cát tinh cao chiếu bằng đồng, Long Quy bằng đồng, Tỳ Hưu bằng đồng, Thiềm Thừ bằng đồng, Lục Đế Tiền (Lục Đế), Chuông gió bằng nhôm hoặc bằng đồng, Tháp Văn Xương bằng đồng, Mã thượng phong hầu bằng đồng, quả cầu phong thủy Thạch anh trắng, Tỳ Hưu màu trắng, Khỉ màu trắng, màu vàng kim, Dê màu trắng, màu vàng kim, Tháp Văn Xương màu trắng, Đĩa thất tinh màu trắng, lấy Thổ sinh Kim, lấy Kim sinh Thủy ngũ hành tương sinh, gặp hung hóa cát.
Nhưng hiệu quả nhất vẫn là đặt một cặp Tỳ Hưu để hóa giải sát khí của sao xấu Nhị Hắc, vừa chiêu tài lộc cho gia đạo.
Nếu có bếp hướng Đông, thì nên treo tiền đồng trước bếp.
– Nếu giường ngủ đặt tại phương Đông, không di chuyển được, hoặc phòng khách tại phương Đông, thì nên treo Hồ Lô đồng, Đèn ngũ hành bằng đồng, Lệnh Bài Trấn Trạch Cát tinh cao chiếu bằng đồng, Long Quy bằng đồng, Tỳ Hưu bằng đồng, Thiềm Thừ bằng đồng, Lục Đế Tiền (Lục Đế), Chuông gió bằng nhôm hoặc bằng đồng, Tháp Văn Xương bằng đồng, Mã thượng phong hầu bằng đồng, quả cầu phong thủy Thạch anh trắng, Tỳ Hưu màu trắng, Khỉ màu trắng, màu vàng kim, Dê màu trắng, màu vàng kim, Tháp Văn Xương màu trắng, Đĩa thất tinh màu trắng v.v… để hóa giải sát khí Thổ của sao Nhị Hắc. Những vật dụng mang tính động như ti vi, tủ lạnh, quạt điện nên di chuyển khỏi vị trí của sao Nhị Hắc, vì khi khởi động chúng, tính hung hãn của ngôi sao này sẽ lan tỏa khắp nơi trong nhà.
Năm nay phương vị này phạm Nhị Hắc, nên tránh động thổ.
Phương vị này năm nay phạm Thái Tuế nên tránh động thổ.
– Và tốt nhất là đặt một cặp Tỳ Hưu nhìn thẳng ra cửa chính để hóa giải sát khí của sao xấu Nhị Hắc, vừa chiêu tài lộc cho gia đạo.

3- Đông Nam – Tam Bích (Mộc) – hung tinh chủ về sự tranh chấp, thị phi, hao tốn.
Năm Quý Mão (2023): Tam Bích Lộc Tồn hung tinh bay đến phương vị Đông Nam, đây là một Hung Tinh lớn, chủ về tranh đấu thị phi cãi vã quan sự, tai nạn giao thông, cùng các bệnh về gan mật.
Nếu giường ngủ, phòng sinh hoạt, phòng khách, bàn làm việc, bàn học tập, ở phương vị Đông Nam ngôi nhà, hoặc hướng nhà ở,
hướng công ty, hướng cửa hàng là hướng Đông Nam, năm nay gia chủ có nhiều lúc tính cách nóng nảy, thích gây gổ, dễ tranh cãi, khó mà đạt được cái gọi “Gia Hòa Vạn Sự Hưng”.
Năm nay Tinh Cung tương hòa, tương vượng (Mộc-Mộc), do sao Tam Bích tương hòa, tương vượng với hướng Đông Nam, nên hung lại càng thêm hung, nếu bố trí thỏa đáng, tất có thể được phát về tài sản ruộng đất, con cả phát đinh phát tài. Nếu bố trí sai lầm, nếu có thêm loan đầu ác xạ, gia đình ắt bất hòa, vợ chồng không vui vẻ, hay gặp tranh đấu trong công việc, cấp trên ghét bỏ, hoặc vì tổn thương tỳ vị bỏ ăn, hoặc vì tranh đấu mà què chân gãy tay.
Tóm lại là một năm vất vả, bôn ba, tranh đấu, có nhiều ngáng trở, con cái ăn chơi bại gia, phụ nữ dễ bị bệnh, vợ chồng trái mắt, vợ nói chồng cãi, trong nhà chỉ thích ăn chơi phá tán, có thể bán cả đất cát nhà cửa, có thể xuất kẻ trộm cắp, cướp giật, con gái lớn thì hư hỏng.
Nếu bố trí sai lầm, tất dễ phạm loan đầu ác xạ, gia đình ắt bất hòa, vợ chồng không vui vẻ, hay gặp tranh đấu trong công việc, cấp trên ghét bỏ, hoặc vì tổn thương tỳ vị bỏ ăn, hoặc vì tranh đấu mà què chân gãy tay.
Phương Pháp Vận Dụng Hóa Giải:
– Cấm kỵ đặt các thiết bị phát sinh rung động hoặc tiếng ồn ở phương vị này (ti vi, tủ lạnh, quạt, chuông gió, thác nước v.v…). Tránh bày trí các vật kim loại ở đây, sẽ làm Tam Bích hung hãn thêm, và tránh làm tăng năng lượng Mộc của sao Tam bích, nên cần tránh bài trí hành Mộc (gỗ, màu xanh, cây cảnh) tại đây.
– Ở tại phương này của ngôi nhà, của công ty, của cửa hàng, của văn phòng, của phòng ngủ, của phòng khách, nên hóa giải bằng cách sử dụng vật phẩm phong thủy thuộc hành Hỏa như thảm màu đỏ, đèn tháp đỏ, quả cầu phong thủy bằng Thạch anh đỏ, hồng, cam, tím, hoặc động Thạch anh tím, hoặc đĩa Thất tinh Thạch anh tím, hoặc đỏ, hồng, cam, hoặc Tỳ Hưu.
4- Trung Cung – Tứ Lục (Mộc) – cát tinh chủ về học hành, trí thức, học vấn.
Năm Quý Mão (2023): Tứ Lục Văn Khúc Tinh bay đến Trung Cung, sao này là chủ về Văn Xương học hành, khoa danh, phẩm vị hơn người, và cũng chiêu mời nhân duyên đào hoa vận. Nếu đem bàn học tập kê tại vị trí này thành tích học tập tất có sự tăng tiến.
Nếu tại chỗ ở chỗ này làm việc xử lý giấy tờ, cũng có thể luôn giữ được đầu óc sáng suốt, phúc chí tâm linh, nên công việc thuận lợi.
Sao Văn Khúc này cũng chủ người tăng thêm nhân duyên, cho nên cần vận dụng để quảng kết nhân duyên, bài trừ tiểu nhân cũng mời gọi các nhân duyên mong muốn.
Năm nay Tinh Cung tương khắc, (Mộc-Thổ), nếu bài bố thích đáng tất gia cảnh vui vẻ, con cái thuận hòa, dễ sinh quý tử, sự nghiệp, tài vận hanh thông.
Nếu bố trí không thích hợp, tất vợ chồng trái mắt, nhà có trộm cướp. Ra khỏi nhà là chẳng thấy bao giờ về, hay nhầm lẫn, trên người hay bị phong chứng, hoặc mẩn ngứa chân tay, hoặc có bệnh về gan mật.
Phương Pháp Vận Dụng Hóa Giải:
– Tránh bày trí các vật kim loại ở đây.
– Ở tại phương này của ngôi nhà, của công ty, của cửa hàng, của văn phòng, của phòng khách. Có thể bày ở vị trí này các đồ vật phong thủy thuộc hành Thủy như: Phong thủy luân, quả cầu Thạch anh màu đen hoặc màu xanh biển, tháp văn xương màu đen, hoặc đĩa Thất tinh màu đen, hoặc màu xanh biển, Ngựa màu đen, Khỉ màu đen, Dê màu đen, Tỳ Hưu màu đen v.v… khiến cho Thủy sinh Mộc, ngũ hành thuận sinh thì có thể gặp hung hóa cát, thì đối với thi cử, học nghiệp, tình duyên, vận thế thăng chức đều có lợi.
Hoặc bổ sung hành Mộc tại phương vị này như quả cầu phong thủy màu xanh, Tỳ Hưu màu xanh, Long Quy màu xanh, Rồng màu xanh, Khỉ màu xanh, Dê màu xanh, Tháp Văn Xương màu xanh, Đĩa thất tinh màu xanh v.v…, để Mộc vượng, để tăng cường cát khí, để tăng cơ hội thành công về thi cử, học hành, vận thế, tình duyên. Hoặc đặt tượng hoa Mẫu đơn màu xanh và đôi uyên ương màu xanh, hoặc màu đen, để tìm kiếm nửa kia của mình (nếu còn độc thân).
5- Tây Bắc – Ngũ Hoàng Đại Sát (Thổ) – đại hung tinh.
Năm Quý Mão (2023): Ngũ Hoàng Đại Sát bay vào phương vị Tây Bắc, hành Kim. Ngũ Hoàng là Lưu Niên Quan Sát, phương này không nên hưng công động thổ, nếu không tất sẽ đem đến hung hiểm, chỉ bệnh tật huyết quang, tai họa, thất bại, phá tài, kiện tụng, thị phi.
Phương vị này năm nay tuyệt đối tránh động thổ và tránh tu sửa ở khu vực Tây Bắc của nhà ở, văn phòng trong năm nay.
Ngoại ý các hung sự, phương này năm nay cũng không được bày bể cá, thảm đỏ, thậm chí bày cây cối chậu cảnh cũng là hung không cát.
Do đây là sao hung hãn nhất không nên gây động tại cung vị này, phải để tĩnh, vì động sẽ làm gia tăng tính hung của nó, do đó sẽ không lường trước được hậu quả. Tốt nhất là không đặt tivi hay phòng sinh hoạt chung tại cung này trong năm nay.
Năm nay Tinh Cung tương sinh (Thổ-Kim), nhưng là sinh xuất, nên tác hại của sao Ngũ Hoàng cũng giảm bớt. Nếu bố trí thích đáng, chỉ có văn tài thực vật, sự nghiệp thuận lợi. Nếu bố trí không phù hợp thì bệnh tật huyết quang, tai họa, thất bại, phá tài, kiện tụng, thị phi.
Phương Pháp Vận Dụng Hóa Giải:
– Tránh sử dụng các vật dụng màu đỏ, hoặc tạo ra lửa ở đây. Nếu có bếp tại phương vị Tây Bắc, thì nên treo tiền đồng trước bếp.
– Ở tại phương này của ngôi nhà, của công ty, của cửa hàng, của văn phòng, của phòng ngủ, của phòng khách, có thể đặt một vật thuộc Kim để hóa giải như: Chuông gió bằng nhôm hoặc bằng đồng, Hồ Lô đồng, Đèn ngũ hành bằng đồng, Lệnh Bài Trấn Trạch Cát tinh cao chiếu bằng đồng, Long Quy bằng đồng, Tỳ Hưu bằng đồng, hoặc Tỳ Hưu màu trắng, Thiềm Thừ bằng đồng, Ngũ Đế Tiền, Lục Đế Tiền, Chuông gió bằng nhôm hoặc bằng đồng, Tháp Văn Xương bằng đồng, hoặc Tháp Văn Xương màu trắng, Mã thượng phong hầu bằng đồng, hoặc Mã thượng phong hầu màu vàng kim, Kỳ Lân đồng, Rồng bằng đồng, hoặc Rồng màu vàng kim, quả cầu phong thủy Thạch anh trắng, Tỳ Hưu màu trắng, Khỉ màu trắng, màu vàng kim, Dê màu trắng, màu vàng kim, Ngựa màu trắng, màu vàng kim, Đĩa thất tinh màu trắng, lấy Thổ sinh Kim, lấy Kim sinh Thủy ngũ hành tương sinh, gặp hung hóa cát.
Nhưng hiệu quả nhất vẫn là đặt một cặp Tỳ Hưu để hóa giải sát khí của sao xấu Ngũ Hoàng Đại Sát, vừa chiêu tài lộc cho gia đạo.
Phương vị này năm nay phạm Ngũ Hoàng Đại Sát nên tránh động thổ.
6- Chính Tây – Lục Bạch (Kim) – cát tinh chủ sự thăng tiến về tài vận, quan lộc.
Năm Quý Mão (2023): Lục Bạch Vũ Khúc bay vào phương vị Chính Tây, đây là một trong Tam Bạch Cát Tinh, nên phương vị Chính Tây năm nay dùng để vinh thăng, chiêu quý nhân, mưu tính tất thành.
Lục Bạch Kim Tinh cũng chủ về Dịch mã, chủ quản việc đi xa, phó nhậm, di chuyển, thậm chí là thuyên chuyển công việc.
Phương vị này năm nay tuyệt đối không được bày các các đồ có màu đỏ, màu hồng, cũng không được bày các cây cảnh cỡ lớn, nếu không tất có tổn thương chân tay, phá tài cùng với phá hoại sự giúp đỡ của quý nhân, nói chung sẽ làm giảm đi sự may mắn của vận trình.
Năm nay Cung Tinh tương hòa, tương vượng (Kim-Kim), chỉ cần sắp đặt thích đáng, tất được tiền tài, tài vận quan vận đều tốt, con cái hiếu thuận, mưu cầu đều thỏa ý.
Nếu bố cục sai, tất có tiểu nhân phá đám, mất quan mất ghế, đau đầu nát óc. Chủ nhà nhiều bệnh, lắm tai, chủ yếu là bệnh về đầu, thần kinh thất thường, trúng độc tự sát.
Phương vị này năm nay phạm Tam sát, nên tránh động thổ.
Phương Pháp Vận Dụng Hóa Giải:
– Tại đây, Cung Tinh tương hòa, tương vượng (Kim-Kim), để được đại lợi, có thể tại phòng làm việc, chỗ kinh doanh bố trí các vật phẩm Chiêu Tài thuộc Thổ hoặc Kim, khiến Thổ sinh Kim, Kim sinh cho Thủy, mà Thủy chính là chủ quản Tài lộc.
– Ở tại phương này của ngôi nhà, của công ty, của cửa hàng, của văn phòng, của phòng ngủ, của phòng khách, nên treo hoặc đặt các vật phẩm phong thủy bằng kim loại như: Chuông gió bằng nhôm hoặc bằng đồng, Ngũ Đế tiền, Lục Đế Tiền, Long Quy, Kỳ Lân, Tỳ Hưu, Thiềm Thừ, chuông gió bằng kim loại, Hồ lô đồng, Lệnh Bài Trấn Trạch Cát tinh cao chiếu bằng đồng, Tháp Văn Xương bằng đồng, Đèn ngũ hành bằng đồng, Mã thượng phong hầu bằng đồng v.v…Hoặc đặt một cặp Tỳ Hưu màu trắng, màu vàng kim, quả cầu Thạch anh màu trắng, đĩa Thất tinh màu trắng, Tháp Văn Xương màu trắng, Mã thượng phong hầu màu trắng, màu vàng kim, Khỉ màu trắng, màu vàng kim, Dê màu trắng, màu vàng kim, Ngựa màu trắng, màu vàng kim, để thu hút tài vận, và tăng cơ hội thành công về nghề nghiệp.
Hoặc các vật phẩm phong thủy thuộc hành Thổ, bằng đá hoặc bằng bột đá màu vàng như: Long Quy màu vàng, Kỳ Lân màu vàng, Tỳ Hưu màu vàng, Thiềm Thừ màu vàng, Hồ lô màu vàng, Tháp Văn Xương màu vàng, Mã thượng phong hầu màu vàng v.v…Hoặc đặt quả cầu Thạch anh màu vàng, đĩa Thất tinh màu vàng, Tháp Văn Xương màu vàng, Khỉ màu vàng, Dê màu vàng, Ngựa màu vàng v.v…để thu hút tài vận, và tăng cơ hội thành công về nghề nghiệp.

7- Đông Bắc – Thất Xích (Kim) – hung tinh chủ về sự hao tán tài sản, công danh.
Năm Quý Mão (2032): Thất Xích Phá Quân Kim bay vào phương vị Đông Bắc, đây là sao quản về Thiên Tài trong vận 8, là một sao chủ quản về tiền tài phi chính thức.
Sao này cũng chủ về nghệ thuật, đối với âm nhạc và các bộ môn giải trí đều có lợi.
Duy bởi Thất Xích Phá Quân là loại cát hung không định, nên sinh vượng không nên khắc, nếu như trong nhà bố cục không đúng hoặc vận dụng sai, tất sẽ có sự trở ngại công việc, vì bạn bè liên đới mà tổn tài phá thân, hoặc có nạn phải mổ sẻ, xướng dâm, giặc trộm, quan tư…
Năm nay Cung Tinh tương sinh (Thổ-Kim), nếu bố cục thích đáng, tất văn võ song toàn, quan lộc song thu, đại quyền vào tay, tài vận cũng tốt.
Nếu bố trí không đúng, tất giao kiếm động sát, gia đình không hòa, e có tổn thương dao kiếm, họa về xe ngựa. Với thân thể, có bệnh về miệng, đau đầu hoặc mưng mủ bầm dập, trong nhà có giặc cướp trộm đạo, hoặc bởi tranh cãi mà gặp quan phi.
Phương Pháp Vận Dụng Hóa Giải:
– Tránh đặt các thiết bị phát sinh tiếng ồn ở phương vị này.
– Phương này có Kim ắt chủ giàu có, vận dụng tốt tài phú miên miên, có thể tại phương này của ngôi nhà, của công ty, của cửa hàng, của văn phòng, của phòng ngủ, của phòng khách, nên treo hoặc đặt các vật phẩm phong thủy bằng kim loại như: Chuông gió bằng nhôm hoặc bằng đồng, Ngũ Đế tiền, Lục Đế Tiền, Long Quy, Kỳ Lân, Tỳ Hưu, Thiềm Thừ, chuông gió bằng kim loại, Hồ lô đồng, Lệnh Bài Trấn Trạch Cát tinh cao chiếu bằng đồng, Tháp Văn Xương bằng đồng, Đèn ngũ hành bằng đồng, Mã thượng phong hầu bằng đồng v.v…Hoặc đặt một cặp Tỳ Hưu màu trắng, quả cầu Thạch anh màu trắng, đĩa Thất tinh màu trắng, Tháp Văn Xương màu trắng, Mã thượng phong hầu màu trắng, màu vàng kim, Khỉ màu trắng, màu vàng kim, Ngựa màu trắng, màu vàng kim, Dê màu trắng, màu vàng kim, có thể trấn trạch nạp phúc, hoạch tài, đề cao tài vận.
Hoặc các vật phẩm phong thủy thuộc hành Thổ, bằng đá hoặc bằng bột đá màu vàng như: Long Quy màu vàng, Kỳ Lân màu vàng, Tỳ Hưu màu vàng, Thiềm Thừ màu vàng, Hồ lô màu vàng, Tháp Văn Xương màu vàng, Mã thượng phong hầu màu vàng v.v…Hoặc đặt quả cầu Thạch anh màu vàng, đĩa Thất tinh màu vàng, Tháp Văn Xương màu vàng, Khỉ màu vàng, Dê màu vàng, Ngựa màu vàng v.v… có thể trấn trạch nạp phúc, hoạch tài, đề cao tài vận.
8- Chính Nam – Bát Bạch (Thổ) – cát tinh chủ về sự thăng tiến về tài lộc, quan chức.
Năm Quý Mão (2023): Bát Bạch Tinh nhập phương Chính Nam, đây là một trong Tam Cát Tinh, là đương vượng tài tinh của vận 8, trừ chủ về tài vận ra còn có cát khánh, đạt sự nghiệp, mở nghiệp cùng hôn nhân giá thú…
Nếu cửa nhà, hoặc cửa phòng, ở vào vị trí này tất là gia trạch hưng vượng, tài vận hanh thông, có thể thêm đinh, những người đang yêu có thể thành hôn.
Nếu gia trạch tọa hướng đương vận cát lại thêm cát, hỷ sự trùng trùng. Nếu không phối hợp tất yếu cần chú ý da dẻ, hô hấp, ruột rà hoặc thần kinh tọa bị đau đớn, cũng có thể bị tổn thương chân tay.
Năm nay Cung Tinh tương sinh (Hỏa-Thổ). Nếu phối hợp tốt, tất chủ văn chức võ quyền, liên tục thăng quan thần tài trợ giúp, tài lộc đều vượng, vợ chồng vui vẻ, con cái mạnh khỏe.
Nếu bố trí không thích đáng, dễ tổn tiền tài, miệng có dị tật, con trai con gái đều dễ sinh bệnh, vợ chồng sinh oán cừu.
Phương Pháp Vận Dụng Hóa Giải:
– Ở tại phương này của ngôi nhà, của công ty, của cửa hàng, của văn phòng, của phòng ngủ, của phòng khách, có thể bố trí ở phương vị này các vật phẩm phong thủy thuộc hành Hỏa hoặc hành Thổ, có thể bày thảm đỏ vật dụng màu đỏ, quả cầu phong thủy bằng Thạch anh đỏ, hồng, cam, tím, hoặc động Thạch anh tím, hoặc đĩa Thất tinh Thạch anh tím, hoặc đỏ, hồng, cam, hoặc Tỳ Hưu màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím, Thiềm Thừ màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím, Ngựa màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím, Khỉ màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím, Dê màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím.
– Hoặc treo hoặc đặt các vật phẩm phong thủy bằng bằng đá, hoặc bằng bột đá như Long Quy bằng đá, hoặc bằng bột đá màu vàng, Tỳ Hưu bằng đá, hoặc bằng bột đá màu vàng, Thiềm Thừ bằng đá hoặc bằng bột đá màu vàng hoặc bằng ngọc màu vàng, chuông gió bằng đá, mã não, thạch anh vàng, Hồ lô bằng đá hoặc bằng bột đá màu vàng, Mã thượng phong hầu bằng đá hoặc bằng bột đá màu vàng, Ngựa màu vàng, Khỉ màu vàng, Dê màu vàng, quả cầu Thạch anh màu vàng, động Thạch anh màu vàng tại cung này, ngũ hành sinh vượng, sẽ khiến sự nghiệp phát triển, thu hút tài vận, có thể đem lại tài phú, làm cho quan hệ, thăng tiến cũng tốt thêm.


9- Chính Bắc – Cửu Tử (Hỏa) – cát tinh về chủ nhân duyên, tử tức.
Năm Quý Mão (2023): Cửu Tử là cát tinh thuộc hành Hỏa, bay vào phương Chính Bắc, hành Thủy, như vậy là Thủy – Hỏa tương khắc, là vị trí Hỷ Khánh, chủ thêm đinh, tài hỷ, cát khánh, đào hoa, thăng chức…Nhưng do Cung khắc Tinh nên giảm đi phần nào sự tốt của sao Cửu Tử.
Vị trí này thích hợp để đặt các thứ đồ động, kê giường, bàn làm việc… tất có cát khánh hỷ khí giáng lâm nhanh chóng, chủ giàu có về nhà đất, thăng quan nhậm chức, khiến cho sự nghiệp cùng cá nhân phát triển mọi mặt, thành tích của bạn được công nhận và khen thưởng, phú kham địch quốc, đứng đầu chỗ làm, hỷ sự trùng phùng.
Vị trí này cũng là chỗ quản về vận thế tình cảm cá nhân, hôn nhân yêu đương cũng có tác dụng rõ ràng.
Song nếu bố trí không tốt, tất hỏa đàm thổ táo, phụ sinh ngũ tử, sinh bệnh mắt mũi, nóng bụng đi ra máu, dạ dày, đường ruột, huyết áp, lại có hỏa tai, song Cửu Tử hỏa tinh cũng chủ về các bệnh đờm ho, bệnh về mắt.
Năm nay Cung Tinh tương khắc. Song nếu trong nhà trang trí sắp đặt phù hợp, lại kết hợp được mệnh quái, tất là có cát khánh hỷ khí giáng lâm nhanh chóng, như giá thú, thêm đinh, thăng quan, được chức vụ hoặc mở nghiệp. Nếu bố trí không tốt, tất hỏa đàm thổ táo, sinh bệnh mắt mũi, hôn nhân bất hạnh.
Phương Pháp Vận Dụng Hóa Giải:
– Năm nay Cung Tinh tương khắc (Thủy-Hỏa), nếu bố trí hợp lý tất là trong nhà có nhiều việc vui vẻ, âm dương chính phối, phụ nữ thường sinh con trai, được cả phú quý, đại lợi tiền tài.
– Có thể treo đặt ở tại vị trí này các đồ vật phong thủy thuộc Mộc (Như trúc phú quý), hoặc quả cầu phong thủy Thạch anh màu xanh lá, khiến cho Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa ngũ hành thuận sinh sẽ khiến sự nghiệp phát triển, làm cho quan hệ, thăng tiến cũng tốt thêm.
Ở tại phương này của ngôi nhà, của công ty, của cửa hàng, của văn phòng, của phòng ngủ, của phòng khách, có thể bố trí các vật phẩm phong thủy thuộc Mộc hoặc Hỏa, có thể bày thảm đỏ vật dụng màu đỏ, quả cầu phong thủy bằng Thạch anh đỏ, hồng, cam, tím, hoặc động Thạch anh tím, hoặc đĩa Thất tinh Thạch anh tím, hoặc đỏ, hồng, cam, hoặc Tỳ Hưu màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím, Thiềm Thừ màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím, Ngựa màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím, Khỉ màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím, Dê màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím, hoặc có thể bày thảm màu xanh lá, vật dụng màu xanh lá, quả cầu phong thủy bằng Thạch anh màu xanh lá, đĩa Thất tinh Thạch anh màu xanh lá, Tỳ Hưu màu xanh lá…, thì đại vượng quý nhân đinh tài, thêm đinh lại phát tài. Đặc biệt năm nay những ai muốn cầu con và nhân duyên, thì nên kích hoạt phương này.


[/tintuc]

[gia]Bài viết hay[/gia]
[diachi]Phong thủy[/diachi]
[dientich]Bạn nên làm[/dientich]
[tintuc]
1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

02. Mắt nhắm không khít:
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.
03. Mũi nghẹt cứng:
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
05. Bong gân, trật khớp cổ tay:
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác - huyệt 100 - phản chiếu đúng cổ tay).
06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.
07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.
08. Gai gót chân:
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.
09. Đầu gối đau nhức:
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.
10. Bị táo bón lâu ngày:
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút - khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!
11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.

12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn - đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!
15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!
16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.
17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.
18. Đau đầu dương vật:
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.
19. Đau khớp háng:
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
20. Đau gót chân:
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.
21. Đau bụng kinh:
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.
22. Ho ngứa cổ:
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.
23. Huyết áo cao:
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.
24. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.
25. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.
26. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.
28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.
29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.

30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!
31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.
32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).
33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.
34. Hóc (hột trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.
35. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.
36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.
37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.
38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!
40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.
41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.
42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.
43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.
44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.
45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.
46. Khan tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày.

Sưu tầm bài thuốc hay !
[/tintuc]

[gia]Bài viết hay[/gia]
[diachi]Phong thủy[/diachi]
[dientich]Bạn nên làm[/dientich]
[tintuc]
Trong trường hợp khác nhau, cửu tinh sẽ xuất hiện tình huống bay nghịch hoặc thuận, hình thành các tổ hợp sao khác nhau, càng khiến cho việc dự đoán hung cát, được mất của cả dương và âm trạch thêm chính xác. Tên gọi, thuộc tính ngũ hành và ý nghĩa tổng quát của cửu tinh:

Cửu cung phi tinh năm Tân Sửu 2022

(1) Nhất Bạch (Thủy) – Là cát tinh chủ về nhân duyên, tài phú.
(2) Nhị Hắc (Thổ) – Là hung tinh chủ về bệnh tật, đau ốm.
(3) Tam Bích (Mộc) – Là hung tinh chủ về sự tranh chấp, thị phi, hao tốn.
(4) Tứ Lục (Mộc) – Là cát tinh chủ về học hành, trí thức, học vấn.
(5) Ngũ Hoàng (Thổ) – Là đại hung tinh, chủ về bệnh tật, tai họa, thất bại, phá tài, kiện tụng, thị phi.
(6) Lục Bạch (Kim) – Là cát tinh chủ sự thăng tiến về tài vận, quan lộc.
(7) Thất Xích (Kim) – Là hung tinh chủ về sự hao tán tài sản, công danh, sức khỏe.
(8) Bát Bạch (Thổ) – Là cát tinh chủ về sự thăng tiến về tài lộc, quan chức.
(9) Cửu Tử (Hỏa) – Là cát tinh về chủ nhân duyên, tử tức, hỷ khánh.
Phương pháp bố trí phong thủy hàng năm dựa theo phi tinh (sao bay), cho biết được cả thời gian (thiên vận) và không gian (địa vận) tương ứng, kết hợp với mệnh theo Cửu tinh (nhân vận), tạo nên hệ thống nhất về thiên - địa - nhân, theo đó sẽ có nhiều phương pháp bố trí phong thủy sao cho phù hợp hơn, chi tiết hơn đến từng đối tượng. Việc xem phong thủy hàng ngày giúp mọi người chủ động nắm bắt vận trình cát hung, từ đó đón lành tránh dữ.
- Sao NHẤT BẠCH (số 1) – đến phía Bắc: Là cát tinh, chủ về công danh, khoa bảng, học vấn, những chuyện vui vẻ, có hỷ sự như hôn nhân, xum họp, thành công trong mọi việc, uy tín, thanh danh được rạng rỡ. Năm nay đến phía Bắc, lại gặp Tam Sát và Đại Tướng Quân, nên mọi thứ sẽ giảm đi chút ít nhưng không đáng kể. Vẫn có thể dùng tốt được.
- Sao NHỊ HẮC (số 2) – đến phía Tây Nam: là niên tinh xấu, vì thường mang đến nhiều bệnh tật, nếu nặng có thể làm chết người, nên còn được gọi là sao Bệnh phù. Năm nay đến phía Tây Nam dễ gây bệnh tật nặng, chết chóc, tai họa. Vì vậy không nên đi về phía Tây Nam để lập nghiệp, sinh sống, kinh doanh, học tập, thi cử, nhậm chức, nhận việc, du lịch, cưới hỏi, chữa bệnh, kiện tụng, vì sẽ gặp nhiều trắc trở, thất bại, hao tốn tiền của, cũng như bệnh tật, tai họa nặng. Ngoài ra, Nhị Hắc còn là âm tinh, lại thuộc Hỏa tiên thiên, cho nên tùy trường hợp mà có thể gây ra tai họa xung đột, tranh chấp, nóng nảy. Cho nên đối với nhà ở thì khu vực phía Tây Nam không những cần treo windchime (chuông gió), mà tùy theo trạch vận cần phải đặt thêm những vật khí thuộc Thổ hay Thủy mà hóa giải bớt Hỏa khí đi, hay tốt nhất là để trống khu vực đó. Nếu nơi đó được dùng làm phòng ngủ, làm việc, học tập, nghỉ ngơi…thì nên dời đi chỗ khác trong năm nay để tránh bệnh tật, tai họa.
- Sao TAM BÍCH (số 3) – đến phía Đông: thường gây ra xung đột, tranh chấp, cãi vã, kiện tụng, trộm cướp, mất mát tiền của. Năm nay đến phía Đông, lại gặp Độc Hỏa, nên càng dễ xảy ra tranh chấp, xung đột, kiện tụng, đụng chạm đến pháp luật, cũng như trộm cướp, vì vậy không thể đi về phía Đông để kinh doanh, lập nghiệp, khai trương, xây dựng nhà cửa, chữa bệnh, học tập, thi cử, cưới hỏi, thăng quan, nhậm chức, du lịch, kiện tụng, khai phá.
- Sao TỨ LỤC (Số 4) – đến phía ĐÔNG NAM: Là sao Văn Khúc, chủ về văn chương, thi cử, học vấn, danh tiếng, cũng như tình duyên, gia đạo. Nhưng năm nay đến phía ĐÔNG NAM, lại gặp Lực Sỹ, Tuế Hình, và 1 đoàn hung sát tinh, nên không thể đến đó để kinh doanh, lập nghiệp, xây dựng nhà cửa, nhậm chức, nhận việc, kiện tụng, chữa bệnh, vì sẽ gặp nhiều trắc trở, tai hoạ. Nhưng vẫn có thể đến đó để học tập, thi cử, cưới hỏi, du lịch mà vẫn được thuận lợi về những lãnh vực đó vì vẫn có Thái Dương và Thái âm.
- Sao NGŨ HOÀNG (số 5) – đến phía Trung Cung: Là sát khí độc hại nhất trong mọi niên tinh, Ngũ Hoàng tuy là một loại sát cực lớn, nhưng khi đắc lệnh, Ngũ Hoàng lại đại diện cho vị trí trung tâm, cao quý tột cùng, như sự tôn quý đến tột bậc của một vị hoàng đế, cũng vì thế mà long bào, ngai vàng, phòng ngủ của Hoàng đế đời xưa đều có màu vàng để tăng uy tính nghiêm trước thiên hạ. năm nay đến phía Trung Cung, Thì mọi chuyện yên ổn, Nơi nào tốt sẽ rất tốt, nơi nào xấu sẽ rất xấu.
- Sao LỤC BẠCH (số 6) – đến phía Tây Bắc: Là cát tinh, chủ về danh chức, uy quyền, có liên quan đến chính quyền, luật pháp. Năm Nay đến khu vực Tây Bắc có Phúc đức nên tốt, công danh, sự nghiệp, học vấn có thể sẽ được thăng tiến thuận lợi hơn.
- Sao THẤT XÍCH (số 7) – đến Phía Tây: Là tặc tinh, chủ côn đồ, trộm cướp, tiểu nhân quấy rối, rình rập, hãm hại. Nó đến đâu cũng gây xung đột, chém giết, tù đày, mắc họa Đào hoa. Hơn nữa, Thất Xích là âm tinh, lại là Hỏa Tiên thiên, nên còn chủ nóng nảy, bực bội, dễ gây hỏa hoạn, hoặc những bệnh về tim mạch và khí huyết. Nhưng năm nay đến phía TÂY, gặp Long Đức và Tuế Đức Hợp, nên cũng không quá xấu. Vì vậy vẫn có thể di chuyển về phương đó để sinh sống, lập nghiệp, kinh doanh, thi cử, nhậm chức, nhận việc, cưới hỏi, chữa bệnh. Chỉ riêng những việc kiện tụng, tranh chấp, ra toà thì nên tránh mà thôi.
- Sao BÁT BẠCH (số 8) – đến ĐÔNG BẮC: Vừa là cát tinh lẫn vượng tinh, chủ đem đến mọi sự thuận lợi, may mắn cho tài lộc, công danh, sự nghiệp. Năm nay đến phía TÂY lại gặp Thái Tuế và Tấu Thư, nên phúc lộc càng lớn. Vì vậy, NÊN di chuyển tới phía ĐÔNG BẮC trong năm nay để làm mọi việc, vì sẽ đạt được thành công, cũng như gặp nhiều thuận lợi, may mắn.
- Sao CỬU TỬ (số 9) – đến phía Nam: vừa là sao chủ về văn chương, danh tiếng, may mắn trong công việc và tài lộc, vừa là cát tinh và Sinh khí trong vận 8, nên mức độ tốt đẹp của nó càng gia tăng. Năm nay, Cửu tử đến phía Nam có gặp Đại Sát, Địa Quan Phù, nhưng vẫn là 1 khu vực tốt trong năm, và có thể di chuyển tới đó để sinh sống, lập nghiệp, kinh doanh, buôn bán, học tập, thi cử, nhậm chức, nhận việc cưới hỏi, chữa bệnh, kiện tụng, du lịch, xây dựng nhà cửa, vì sẽ gặp được nhiều thuận lợi, may mắn.
[/tintuc]

[gia]Bài viết hay[/gia]
[diachi]Phong thủy[/diachi]
[dientich]Bạn nên làm[/dientich]
[tintuc]

Đạo cao Long Hổ phục

Đức trọng quỷ thần kinh.”


DẪN

Chuỗi đô thị theo trật tự TỨ LINH: Long (Hà Nội), Lân (Huế), Quy Phụng (Sài Gòn) gắn liền với lịch sử đô thị nước ta từ thế kỷ XI đến XVIII đều được thiết kế bởi các nhà đô thị học người Việt. Xa hơn nữa vào thế kỷ III trước công nguyên, Loa thành 3 lớp (nội – trung – ngoại) của An Dương Vương có thể xem như nguyên mẫu (prototype) điển hình của đô thị Việt Nam.

So với thành hình vuông Trường An của Trung Quốc cùng thời, thành hình trôn ốc của nước ta đã tỏ ra không hề thua kém cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, cả về mặt triết học (hòa đồng/nhất thể cùng thiên nhiên) lẫn khoa học và nghệ thuật xây dựng quần thể cư trú lớn (Hình 2).


hình 2

Đó là một nền kiến trúc dựa trên đôi cánh Thiên văn học và Địa lý học (Astrogeography-based Architecture) mà công việc thiết kế quy hoạch đô thị thực chất là một quy trình 3 bước :

Tầm long (tìm rồng): dò tìm long mạch ở phạm vi địa lý vĩ mô (macro-geography) và định được đất kết (còn gọi là huyệt trường ) ở phạm vi địa lý trung mô (mezzo-geography)

Điểm Huyệt : ở phạm vi địa lý vi mô (micro-geography) , định vị được rốn Rồng (Long đỗ), nơi đặt Cấm thành, phần không gian trong cùng và là bộ phận trọng yếu nhất trong kết cấu thành ba lớp (Tam trùng thành quách) = Cấm thành (nội) + Hoàng thành (trung) + Kinh thành (ngoại)

Lập Hướng : đặt kết cấu kinh thành vào trục xương sống của Long mạch (Thần đạo) sao cho hiệu ứng phong thủy tạo được là tối ưu theo phương châm “tốt nhiều nhất và xấu ít nhất” (xu cát, tỵ hung), thỏa được nhiệm vụ thiết kế đề ra.

Bài tham luận chủ yếu sử dụng các khái niệm cơ bản của khoa Địa lý, phần dương cơ, trình bày theo thể thơ lục bát trong hai quyển sách Địa Đạo và Dã Đàm của cụ Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả Ao huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, một nhân vật huyền thoại của thế kỷ XVIII được xem như Thánh tổ Địa lý của nước ta.

1. TẦM LONG

Đất lớn (Đại địa) có thể dung nạp chùm đô thị SMA (Saigon Metropolitan Area, thuật ngữ của KTS. Doxiadis, người chủ trì quy hoạch thành phố Sài Gòn thập niên 60 thế kỷ XX) hoặc siêu đô thị MCR (megacity region) phải tọa lạc ở điểm thích trung của Trời đất (thuật ngữ quen thuộc trong các chiếu định đô hoặc dời đô), nơi có ngàn núi (thiên sơn) vạn sông (vạn thủy) chầu phục về và có 28 ngôi sao thuộc 4 chòm Long (Đông), Hổ (Tây), Vũ (Nam), Tước (Bắc) từ bốn phương tám hướng (bát quái) tôn nghinh triều bái.

“Thiên Sơn vạn Thủy chiều lai

Can chi bát quái trong ngoài tôn nghinh

Nhi thập bát tú Thiên tinh

Ti thiên chiếu huyệt rành rành chẳng sai”

Phả hệ Rồng (Long phả)

Như một con rồng lớn, đất lớn phải hội đủ hai yếu tố : cuộc đất (Địa cục) và đất kết (huyệt trường) và cũng như con người nó phải có gốc gác, có tổ tông và có con cháu, có nơi đi (thượng phân) và có nơi đến (hạ hợp)…

Trái đất là một cơ thể “sống”, cấu tạo bởi hai thành tố máu (Nước/Thủy – Thủy long) thịt (Đất/Sơn – Sơn Long). Bên trong cơ thể đó tồn tại một hệ thống khí lực/địa khí (kinh-lạc-huyệt) chạy ngầm trong những kênh dẫn (địa mạch/long mạch) theo quy tắc hình cây (Hình 3) đi từ gốc (bản) tỏa ra ngọn (mạt) hoặc từ thân (cán) tỏa ra cành và nhánh (chi) và được hình tượng hóa bằng cấu trúc năm thế hệ nối tiếp trong một gia tộc (ngũ đại đồng đường). Trong hệ thống Long phả, mỗi thành tố là con (chi) của thành tố cấp trên (cán) đồng thời là cha/mẹ (cán) của thành tố cấp dưới (chi) (Hình 4). Thông thường hệ thống tuân thủ quy tắc hạ dần cấp cao độ từ thượng nguồn (cao) xuống hạ lưu (thấp) và từ cấp trên xuống cấp dưới.

Hình 3. Cấu trúc Long mạch hình cây

Hình 4. Phả hệ rồng

Hình 5. Phả hệ rồng Sài Gòn

"Làng ta phong cảnh hữu tình

Dân cư giang khúc như hình con long." - Ca dao

1.2. Cấu hình Rồng (Long hình)

Giống như cơ thể người, một cuộc đất trọn vẹn, không khuyết tật, phải hội đủ các bộ phận : Long thân hay Thân Rồng (Body/corps) - gồm đầu Rồng (Long thủ) và đuôi Rồng (Long Vĩ) dẫn khí theo tuyến mạch giữa vào Huyệt trường - và hai Long Chi (Bodyguard/Gardecorps) bên trái (Rồng Xanh/Tay Long) và bên phải (Cọp trắng/Tay Hổ) bảo vệ hai bên mạn sườn của Thân Rồng.

1.2.1. Long thân (Đầu Chim, Đuôi Rùa)

Từ Phụ mẫu sơn đến đất kết xuất hiện Tổ Sơn là điểm khởi xuất của Thân Rồng, tức đoạn Long mạch dẫn khí vào Huyệt. Đối với Sài Gòn, Tổ Sơn là Núi Bà (Sơn Long) và hồ Dầu Tiếng (Thủy Long) ở Tây Ninh cách Sài Gòn gần 100km về phía Tây Bắc (Càn Sơn)… Ngược nguồn về phía Rồng tổ là các Phụ Mẫu Sơn (cao nguyên MơNông và cao nguyên Di Linh) Thiếu Tông Sơn (cao nguyên Lâm Viên #+2400m), Thái Tông Sơn (cao nguyên Daklak #+2500m), Thiếu Tổ Sơn (cao nguyên KonTum #+2600m), Thái Tổ Sơn (đầu nguồn hệ mạch Trường Sơn #+2700m (Sơn Long) và sông Mê Kông (Thủy Long) song hành (Hình 5).

Trật tự long phả Sài Gòn trên đây hoàn toàn mang tính quy ước và có thể thay đổi tùy thuộc vào cách phân loại của từng học phái, hay cá nhân người nghiên cứu.

1.2.2. Long chi (Tay Rồng, Tay Cọp)

Trong mô hình đất kết lý tưởng (ideal pattern) Rồng chạy theo hướng Bắc (Khảm) - Nam (Ly) : đuôi Rồng ở phía Bắc thuộc Huyền Vũ (đuôi Rùa), đầu Rồng ở phía Nam thuộc Chu Tước, (đầu Chim) (hình 4). Hai chi hai bên là Tay Long (hướng Đông/Thanh Long/bên trái), Tay Hổ (hướng Tây/Bạch Hổ/bên phải) được miêu tả trong các câu thơ:

“Long Hổ bằng như chân tay

Chẳng có tả hữu bằng ngay chẳng lành”

hoặc:

“Vô Long như người không chân

Vô Hổ như đứa ở trần không tay”

1.3. Đất kết (Huyệt trường)

Khởi mạch từ vùng núi cao, Thân và Chi Rồng tỏa theo 3 hướng vận động (thượng phân), hạ dần cấp cao độ, vượt qua vùng trung du, hướng về phía đồng bằng khoáng đãng và biển cả bao la bên dưới. Khi đến khu vực đất kết - nơi có “Sơn đình, Thủy tụ” (núi dừng, nước tụ) hoặc “Sơn chỉ, Thủy giao” (núi ngừng, nước giao) - chúng có xu hướng hội tụ nhau lại (Hạ hợp) tại một vùng không gian gọi là Huyệt trường. Là nơi trực tiếp diễn ra các hiệu ứng Phong Thủy - có lợi hay bất lợi - tạo nên bởi tương quan vị trí và hoạt động tương tác giữa các vật thể tự nhiên (cảnh quan Sơn Thủy) và nhân tạo (cảnh quan đô thị) trong một môi trường, đồng thời một hệ sinh thái thống nhất. Huyệt trường được cụ Tả Ao miêu tả sinh động:

"Hai bên ruộng đỗ,

Dưới lỗ cấy chiêm,

Hai bên lưỡi liềm quơ lại"



Hình 6. Cửu cung - Ma phương

Trong khoa Địa lý:

“Cao nhất thốn vi Sơn

Đê nhất thốn vi Thủy”

Cao thấp chỉ hơn nhau một tấc đã là Núi, là Sông, đã hình thành trật tự và hiệu ứng Phong Thủy. Vì vậy, ruộng cao trồng đậu (nương rẫy), ruộng thấp trồng lúa (đồng chiêm) và đường nối hai thửa ruộng cao thấp là trục của khí mạch nhập vào đầu Rồng (Long nhập thủ) tức trục Thần đạo mà các nhà thiết kế quy hoạch đô thị phải xác lập. Hai lưỡi liềm là hai hệ chi Long Rồng xanh và Cọp trắng.

Lưu ý quy ước về Hướng trong Địa lý Phong thủy tương tự phương pháp biểu diễn vectơ trong vật lý học : đi từ phía sau (gốc) qua tọa độ vật được xét (tâm) ra phía trước (ngọn), tức từ thượng nguồn/thượng phân Þ Huyệt trường Þ xuống hạ lưu/hạ hợp).

Địa giới của Huyệt trường có thể giới hạn trong phạm vi vòng thành Đại La, một mạng lưới lớn hơn và bao trùm kinh thành, thường được phân làm chín ô (cửu cung) trong mô hình ma phương Lạc Thư (magic square). (Hình 6)

Huyệt trường của Sài Gòn được định vị và xác lập quy mô vào năm 1772, khi nhà quy hoạch Nguyễn Cữu Đàm khởi công xây lũy Bán Bích: một bức tường nhân tạo (Thành), một con kênh nhân tạo (Quách), một hòn đảo thật sự, nửa thiên nhiên (rạch Bến Nghé) nửa nhân tạo (kênh đào), rộng khoảng 2500ha (cũng là địa giới của quy hoạch Coffyn năm 1862, quy mô nửa triệu dân), một con cá chép sẽ hóa rồng mười tám năm sau đó. (Hình 1 ở giữa)

Biểu đồ Long mạch Sài Gòn (Hình 7)

(Xem phần thuyết minh)


Hình 7. Biểu đồ Long mạch Sài Gòn

2. ĐIỂM HUYỆT

Điểm thích trung của Trời Đất

Đảo cá chép lý ngư được điểm nhãn vào năm 1790 khi chúa Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) định vị được Huyệt tại khu vực Gò Tân Khai để xây thành Gia Định mà ông đặt tên là thành Rùa (thành Quy):

“Bình Dương lấy nước làm thầy

Thứ nhất khai khẩu, thứ nhì nhũ long”

Đất đồng bằng (Bình Dương) theo phép tắc Địa lý thì chỉ cần Nước tụ thủy (chỗ nhiều sông ngòi và cửa sông hoặc cửa biển (khai khẩu) tụ hội), không sợ “núi” (Nhũ Long, tức gò, hoặc đồi thấp) mà cũng không sợ “gió” (Tàng phong) như trong kiểu đất vùng núi non (Sơn Cốc).

Khu vực Gò Tân Khai (quận 1) với cốt cao độ 8-9 mét so với mực nước sông Sài Gòn thật sự là một ngọn “núi” trên đó tập trung các công trình cung thất truyền thống của vương triều (người Pháp đã phá hủy và thay thế bằng các công trình công cộng lớn sau khi chiếm đóng 1859 : Bưu điện, nhà thờ Đức Bà, bệnh viện Grall, các công trình đồn trại của Trung đoàn bộ binh số 11…)

Huyệt = thành Quy

Nội thành có hình vuông với mạng lưới đường và ô phố hình bàn cờ (mỗi cạnh # 650m, diện tích hữu ích # 40ha). Do cấu tạo của các pháo tháp hoặc lô cốt hình zigzag đặc trưng của công nghệ Vauban, tạo cảm giác mặt thành ngoài có 8 cạnh nên còn gọi là thành Bát quái. Cách đặt tên cửa thành vì vậy cũng khá lộn xộn, thiếu nhất quán, không đúng quy phạm Dịch học.

Thành Gia Định không phải là kinh đô, không tuân thủ tiêu chuẩn Tam trùng thành quách và chỉ gồm một vòng thành ngoài (kinh thành) cùng một vòng thành trong không rõ rệt (Hoàng thành và Cấm thành gộp chung trong một hình tứ giác hợp bởi 4 con đường Lê Duẩn (sau), Nguyễn Du (trước), Hai Bà Trưng (phải) và Lê Văn Hưu (trái).

- Địa châm cứu (geoacupuncture): Cũng như nguyên lý châm cứu cơ thể Người trong Đông y, điểm huyệt là hoạt động dò tìm huyệt đạo và huyệt trường của Trái Đất, xác định điểm sinh tử đan điền để đặt công trình quan trọng nhất lên bên trên.

- Trong kiến trúc âm phần (lăng mộ), Huyệt chỉ to cở một chiếc chiếu (nhất tịch) ứng với một huyệt trường từ vài ngàn mét vuông đến vài ba mẫu đất. Trong kiến trúc dương cơ, độ lớn khác nhau rất nhiều : Huyệt có thể to bằng ngôi nhà trong một nông trang với huyệt trường tương ứng từ vài mẫu đến vài chục mẫu đất. Huyệt cũng có thể to bằng ngôi đình trong một làng quê với huyệt trường tương ứng từ vài chục đến vài trăm mẫu. Huyệt cũng có thể to bằng tòa cấm thành hoặc tổ hợp Cấm thành + Hoàng thành (trường hợp thành Gia Định), với huyệt trường tương ứng từ vài trăm đến vài ngàn mẫu v.v…Trong khu vực tập trung khí lực này, nơi có tương tác mạnh nhất sẽ đặt tòa nhà quan trọng nhất lên bên trên (như điện Kính Thiên, điện Thái Hòa xưa kia, hoặc dinh Tổng thống, dinh Thủ tướng, phủ Chủ tịch… trong kiến trúc đương đại)

Huyệt không phải là sản phẩm “độc quyền” của đô thị Đông Á cổ đại. Đỉnh Mêru trong kết cấu vũ trụ hình ma phương Vashtu Purusha Mandala của Ấn Độ (Nam Á), các “quãng trường” Agora của Hy Lạp hoặc Forum của La Mã (Italia) cũng có vị trí “thích trung” tương tự và là bộ phận trọng yếu nhất trong mỗi đô thị.

Forum là giao điểm của chữ thập (tương tự chữ Văn trong tên nước Văn Lang) hợp bởi 2 trục (hình 9) :

- Cardo (Bắc - Nam # Thần đạo tức trục Rùa – Chim của Đông Á) >> Trục kinh (longitude) của Trái đất

- Decumanus (Đông -Tây # trục Rồng-Cọp của Đông Á >> Trục vĩ (latitude) của Trái đất.

Phương pháp định vị Forum là sáng tạo của người bản địa Etrusque sống tại vùng Roma thời kỳ trước công nguyên được người Ý tiếp thu, kế thừa và xây dựng thành nguyên tắc định đô cho toàn đế quốc La Mã.




Thành Quy yểu mệnh, thọ được 45 tuổi (1790 -1835). Đa nghi, sợ hậu hoạn, cùng nhiều lý do khác, vua Minh Mạng đã hạ lệnh phá hủy một kiệt tác đô thị tâm huyết của cha mình (Gia Long thống nhất toàn bộ đất nước và định đô tại thành Lân ở Huế năm 1802) và thay thế bằng một thành Phụng nhỏ hơn rất nhiều. Điểm thích trung của thành Quy đã chuyển dịch về tọa độ mới của thành Phụng, nay là ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai và Đinh Tiên Hoàng (Đài truyền hình, sân bóng Hoa Lư, Công ty Tư vấn SQ - Trường Đại học Nông nghiệp & Cảnh sát cơ động).

Thành Phụng càng yểu mệnh hơn Thành Quy, thọ được 24 năm (1835-1859), thì bị đề đốc hải quân Pháp Rigault de Genouilly san thành bình địa xóa bỏ hoàn toàn dấu vết vương triều Nguyễn, thiết lập một diện mạo đô thị mới theo kiểu phương Tây, một ngôi sao, một thành phố cảng,, một hòn ngọc ở Viễn Đông mà logo Sài Gòn năm 1870 muốn biểu đạt (Hình 10).

3. LẬP HƯỚNG

Chập kinh

Định hướng trục Thần đạo của quần thể kiến trúc kinh thành sao cho Huyệt địa có thể khai thác, tận thu được mặt lợi (xu cát) đồng thời giảm thiểu hay loại bỏ được mặt bất lợi (tỵ hung) của thiên nhiên chẳng những về mặt khí hậu, thời tiết … mà còn địa hình, địa mạo địa vật khi đặt mối tương quan và tương tác giữa các vật thể tự nhiên (sông, núi) và vật thể nhân tạo (nhà cửa, cung điện, đền thờ, miếu, tháp….) vào chung một môi trường thống nhất.

Trục Thần đạo của đô thị (cái nhân tạo) có thể trùng hoặc không trùng với trục Thần đạo của Long mạch (cái tự nhiên). Thành Quy và thành Phụng đều có trục Thần đạo theo phương Càn (Tây Bắc) hướng Tốn (Tây Nam) trùng với trục Thần đạo của Long mạch chạy từ Núi Bà – Tây Ninh (phương Càn) đến vùng đất “Sơn chỉ, Thủy giao” Nhà Bè (hướng Tốn) :

“Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”

Địa phỏng sinh học (Geobionics)

Thuật ngữ Địa phỏng sinh học có thể sử dụng cho hoạt động, hoặc thao tác bắt chước, mô phỏng (động từ PHÁP có nghĩa bắt chước theo) biểu thị trong Đạo Đức kinh (Lão Tử) hàm ngụ thông điệp thầm lặng của khoa Địa lý : Vạn vật đồng nhất thể

Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên”

Có hai quy tắc Địa phỏng sinh học cơ bản:

1. Về mặt chức năng công trình

- Công trình kiến trúc tương ứng với Sơn (nhà cửa, cung thất, kho tàng….)

- Công trình giao thông tương ứng với Thủy (đường lộ, sân bãi đậu xe…)

Những quy tắc áp dụng cho Địa lý tự nhiên đều khả dụng đối với Địa lý kiến trúc và cảnh quan đô thị.

2. Về mặt trật tự không gian

Tương quan vị trí trong một quần thể kiến trúc, giữa chủ thể với các công trình khác (thường mang tính hộ vệ/phò tá) bố trí ở chung quanh.

Hình 11. Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM. Một minh họa kiến trúc Địa phỏng sinh học. 

Ví dụ:

·         Chủ thể: công trình Trụ sở UBND Tp.HCM (trước 1954 là Tòa đô chính của người Pháp và trước 1975 của chế độ Sài Gòn củ) (Hình 11)

·         Tay Long: công trình khu thương mại – dịch vụ Eden và các công trình khác cùng tuyến bên trái

·         Tay Hổ: công trình khu khách sạn – dịch vụ Rex và các công trình khác cùng tuyến bên phải

·         Minh Đường:

Nội đường: công viên nhỏ trước Trụ sở UB, Rex và Eden. Có thể kể thêm vòng xoay có vòi nước phun (một hình thức thủy đường) ở giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi

Trung đường: khoáng địa (Espace libre), tức khoảng xanh ở giữa của đường boulvard Charner (nay là đại lộ Nguyễn Huệ)

Ngoại đường: Bến Bạch Đằng, sông Sài Gòn. Xa hơn nữa về hướng Đông Nam là tam giác Châu Cần Giờ (huyện Duyên Hải) và Vịnh Đồng Tranh + Biển Đông. Xa tít hơn nữa ngoài khơi là quần đảo Côn Sơn như cái án chầu/triều về đất tổ Gia Định – Sài Gòn.

KẾT

Sơn cốc yếu tàng phong” (trọng yếu tố chắn gió) -> Sơn chủ quý -> Nhân giả nhạo Sơn

Bình dương tu dụng thủy” (trọng yếu tố Tụ thủy) -> Thủy chủ phú -> Trí giả nhạo Thủy

Khoa dương cơ đô thị chia đất làm 2 loại lớn : đất sơn cốc (đặc trưng cho vùng núi, vùng cao nguyên địa hình bị sông suối phân cắt mạnh, không tập trung…) và đất bình dương (đặc trưng cho vùng đồng bằng, vùng bình nguyên khoáng dã, nơi các sông lớn giao hội và thường tạo thành các vùng tam giác châu thổ màu mỡ (Delta) trước thềm lục địa.

Theo quan điểm “Địa linh nhân kiệt, Địa lợi dân trù” của Khoa Địa lý: đất sơn cốc thường phát quý (Sơn chủ quý) và là nơi sản sinh hoặc thích hợp cho người nhân, đất bình dương thường phát phú (Thủy chủ phú) và là nơi sản sinh hoặc thích hợp cho người trí.

Quách Phác - người được xem như ông tổ của khoa Phong Thủy Trung Quốc - khi giải thích và định nghĩa thuật ngữ Phong thủy đã tỏ rỏ quan điểm xem trọng yếu tố Thủy hơn Phong và đề cao đất đồng bằng-duyên hải khoáng dã hơn đất núi non – cao nguyên hiểm trở :

“Đắc Thủy vi thượng

Tàng phong thứ chi”

Quan điểm này phản ánh phần nào óc thực tế của người trung quốc và các dân tộc đồng văn ở Đông Á xưa nay vốn coi yếu tố tài lộc cũng ngang với yếu tố tinh thần, nói cách khác, đặt sự phồn vinh thịnh vượng về vật chất cũng ngang với sự giàu có về tâm linh. Dù sao, các luận điểm truyền thống về mối quan hệ biện chứng giữa con người và thiên nhiên, giữa cảnh quan đô thị nhân tạo và cảnh quan địa lý tự nhiên, hoặc các quan niệm kinh điển về đô thị ít nhiều bị giới hạn bởi thời đại sản sinh… Khoa Địa lý Phong thủy vẫn có thể giúp chỉ ra được các khuyến cáo hữu ích cho trường hợp Sài Gòn xét như một điển cứu (case study) thú vị về địa lịch sử:

·         Hệ thống sông ngòi (Thủy Long) ô nhiễm phản ánh sự thoái hóa môi trường sống, làm giảm sinh lực và kéo lùi sự phát triển đô thị về nhiều mặt. Trả lại sinh khí cho các kênh rạch như chương trình cải tạo Nhiêu Lộc vừa qua là bước khởi động đáng mừng và phải là ưu tiên của mọi ưu tiên hiện nay

·         Cấp nước thượng nguồn Đồng Nai và công trình thủy điện không được phép làm mất cân bằng môi trường sinh thái đối với toàn vùng Đông Nam bộ, đặc biệt đối với vùng hạ lưu cận duyên

·         Giữ gìn khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ Duyên Hải như giữ buồng phổi một cách nghiêm ngặt, không chạy theo các lợi ích kinh tế nhất thời

·         Giao thông vận tải thủy mang tính huyết mạch luôn là giải pháp tối ưu trong quy hoạch và phát triển đô thị

·         Cần có một nhận thức mới, một chính sách mới hướng ra biển (lợi thế sống còn của đất nước), một chính sách Địa lý quốc gia hàng hải và hàng không song hành. Với quan niệm thời gian tuần hoàn, một hành động mang tính toàn cầu hóa (globalisation) như vậy không hề và sẽ không bao giờ muộn.

KTS. LÝ THÁI SƠN

 [/tintuc]