Bán Đất xã Song Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang -->

[gia]4.300.000.000đồng[/gia]
[diachi]Tiền Giang[/diachi]
[dientich]2.542,6m²[/dientich]
[ketcau]Đất trống[/ketcau]
[tintuc]
Bán Đất Ấp Bình Hòa A, xã Song Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
Tổng Diện tích: 2.542,6m²
Giá/m²: 1.6 triệu/m²
Mục đích sử dụng: Đất trồng cây lâu năm
Mục đích sử dụng: Sử dụng riêng
Thời hạn sử dụng: 2069
Nguồn gốc đất: Nhận chuyển nhượng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Đặc điểm đất: Đất mặt tiền đường lớn
+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh.
Giá bán: 4.300.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Huyện Chợ Gạo nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Gò Công Tây
Phía tây giáp thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành
Phía nam giáp huyện Tân Phú Đông và huyện Châu Thành, huyện Bình Đại thuộc tỉnh Bến Tre
Phía bắc giáp thành phố Tân An và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Long An.
Huyện có diện tích 235 km² và dân số là 186.803 người (năm 2019). Huyện ly là thị trấn Chợ Gạo nằm trên đường Quốc lộ 50 cách Mỹ Tho 10 km về hướng đông. Nơi đây còn có sông Chợ Gạo là tuyến đường sông huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Tháng 3 năm 1976, Chợ Gạo trở thành huyện của tỉnh Tiền Giang cho đến ngày nay, bao gồm thị trấn Chợ Gạo và 18 xã: An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Đăng Hưng Phước, Hòa Định, Hòa Tịnh, Long Bình Điền, Lương Hòa Lạc, Mỹ Tịnh An, Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Phú Kiết, Quơn Long, Song Bình, Tân Bình Thạnh, Tân Thuận Bình, Thanh Bình, Trung Hòa, Xuân Đông.
Ngày 26 tháng 9 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP[2] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, điều chỉnh 709,51 ha diện tích tự nhiên và 6.917 nhân khẩu của huyện Chợ Gạo (bao gồm 502,33 ha diện tích tự nhiên và 4.986 nhân khẩu của xã Lương Hòa Lạc; 207,18 ha diện tích tự nhiên và 1.931 nhân khẩu của xã Song Bình) về thành phố Mỹ Tho quản lý. Trong đó, phần diện tích và dân số của xã Lương Hòa Lạc nhập vào xã Đạo Thạnh; phần diện tích và dân số của xã Song Bình nhập vào xã Tân Mỹ Chánh.
Sau khi điều chỉnh, huyện Chợ Gạo còn lại 22.943,39 ha diện tích tự nhiên và 183.241 nhân khẩu, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thị trấn Chợ Gạo và các xã: An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Đăng Hưng Phước, Hòa Định, Hòa Tịnh, Long Bình Điền, Lương Hòa Lạc, Mỹ Tịnh An, Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Phú Kiết, Quơn Long, Song Bình, Tân Bình Thạnh, Tân Thuận Bình, Thanh Bình, Trung Hòa, Xuân Đông.
1. Phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Chợ Gạo thuộc vùng kinh tế - đô thị trung tâm của tỉnh Tiền Giang (gồm thành phố Mỹ tho, huyện Châu Thành và Chợ Gạo); huyện có 19 đơn vị hành chính - gồm 01 thị trấn và 18 xã, với tổng diện tích tự nhiên 23.139 ha. Cũng như một số huyện khác trong tỉnh, Chợ Gạo là huyện thuần nông, khoảng 80% hộ gia đình là nông dân. Hệ thống đường giao thông trên địa bàn toàn huyện được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo ngày một tốt hơn. 100% các xã trong huyện có đường cho xe ô tô đến được trung tâm của xã; trên 80% các tuyến đường chính đã được nhựa hóa và trên 60% các tuyến đường do xã quản lý đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; công tác cung cấp nước sạch, điện, thông tin liên lạc đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phục vụ cho sản xuất.
Trên diện tích nông nghiệp, Chợ Gạo có 700 ha lúa, nếp Bè; gần 6.600 ha cây thanh long; 6.500 ha vườn dừa; đàn gia súc trên 140.000 con, cùng với trên 6,6 triệu con gia cầm. Đây là những đặc điểm kinh tế của Chợ Gạo ngoài cây lúa, nếp Bè và Thanh long ngày càng có chỗ đứng trên thị trường nông sản.
Chợ Gạo là một trong những địa phương có diện tích thanh long lớn và cho hiệu quả kinh tế cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Huyện có Hợp tác xã thanh long Mỹ Tịnh An và nhiều Tổ hợp tác sản xuất, tiêu thụ trái thanh long.
Ngoài ra, huyện Chợ Gạo cũng có tiềm năng lớn về phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch; phát triển du lịch sinh thái gắn với vùng sông nước ở xã Xuân Đông, các di tích lịch sử, văn hóa (Khu di tích Óc eo, Đền thờ Thủ Khoa Huân...) và du lịch nhà vườn Thanh long (trái cây đặc sản địa phương).
- Về hạ tầng cơ sở
+ Đối với phát triển sản xuất nông nghiệp: được đảm bảo các nhu cầu về nước cho tưới tiêu thông qua hệ thống các cống ngăn mặn, ngăn triều cường hiện có (bao gồm hệ Ngọt hóa Gò Công, hệ Bảo Định); đảm bảo nhu cầu về nước cho sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống cung cấp nước sạch hiện có.
+ Đối với vận chuyển, lưu thông hàng hóa: đảm bảo được thực hiện thông suốt thông qua các tuyến giao thông lớn như Quốc lộ 50 nối liền thành phố Mỹ Tho với các huyện phía Đông và Thành phố Hồ Chí Minh; kênh Chợ Gạo được xem là tuyến đường thủy huyết mạch nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ; Đường Cần Đước - Chợ Gạo khi hoàn thành sẽ tạo cho Chợ Gạo kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi hàng hóa.
- Về mặt bằng đầu tư:
+ Cụm công nghiệp Chợ Gạo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết, có quy mô diện tích 50,4 ha, có đường giao thông cả đường thủy và đường bộ, hiện trạng đường đi đến dự án sử dụng tuyến tránh Quốc lộ 50, đường huyện 25C, đường thủy kênh Chợ Gạo và đường Cần Đước - Chợ Gạo (đường tỉnh 879D) cặp khu quy hoạch đã xây dựng xong.
- Về nguồn lao động: nguồn lao động của huyện khá dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, đã từng bước được đào tạo, nâng cao tay nghề, đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu của các nhà đầu tư - với khoảng 85.000 lao động, kể cả lao động kỹ thuật và cán bộ làm khoa học.
* Giao thông:
Huyện Chợ Gạo có 3 tuyến giao thông huyết mạch: Đường bộ là Quốc lộ 50, nối với Quốc lộ 1A từ thành phố Mỹ Tho, đi qua huyện xuống Gò Công. Đường thủy, nằm cuối hướng Tây của huyện, có kênh Bảo Định chảy theo hướng Nam-Bắc nối với sông Tiền tại thành phố Mỹ Tho, qua sông Vàm Cỏ Đông thuộc Long An; kênh Chợ Gạo, nối với sông Tiền tại vàm rạch Kỳ Hôn, chảy theo hướng Nam - Bắc qua Long An về Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Văn hóa - xã hội
a) Về giáo dục: Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục đảm bảo 100% xã, thị trấn có trường mầm non; tổ chức lại Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật, tổng hợp hướng nghiệp và Trung tâm Dạy nghề của huyện theo chủ trương; xây dựng mới các trường Mẫu giáo, trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
3. Du lịch:
Cảnh quan thiên nhiên của Chợ Gạo rất thích hợp với việc phát triển du lịch sinh thái vườn, sông nước. Huyện Chợ Gạo có các di tích lịch sử như: di tích Óc Eo-Gò Thành ở xã Tân Thuận Bình, giồng Bà Phúc ở xã Song Bình, chùa Bà Kết ở xã Bình Phan, Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Hữu Huân ở xã Hòa Tịnh, Mộ Anh hùng dân tộc Âu Dương Lân ở Phú Kiết và các ngôi đình như Bình Đăng, Phú Kiết, An Lạc; làng nghề bó chổi ở xã Hoà Định, vườn Thanh long (xã Quơn Long), vườn mai vàng (xã Xuân Đông), Niệm Phật đường Liên hoa (xã Xuân Đông), ngôi nhà cổ (xã Lương Hoà Lạc)…
Hình ảnh thực tế: xtg11186



[/tintuc]